6/29/15

[Games] Team Building trong Xây dựng chiến lược và Lên kế hoạch

Kĩ năng xây dựng chiến lược giúp tập thể của mình đi đúng hướng đã chọn.

Không có gì gọi là đột phá hoặc chiến thuật hay ho gì hết, nếu bạn chơi một mình, bạn là kẻ ngoài cuộc. - Reid Hoffman

Các công ty làm thế nào để lên kế hoạch cho một chiến lược?

Theo truyền thống, chiến lược được phát triển bởi một nhóm chuyên nghiệp và mang tới doanh nghiệp để triển khai. Môi trường kinh tế thay đổi nhanh chóng ngày nay đã làm thay đổi các cách thức kinh doanh và phát triển nó ở nhiều dạng thức mới lạ, tiến bộ khác nhau. Có nghĩa là, rất nhiều doanh nghiệp bây giờ bắt đầu biết chuyển động, thay đổi chính mình cho phù hợp với thị trường.

Mỗi cá nhân có những kĩ năng tốt sẽ tự động điều chỉnh mình để phù hợp với mỗi tổ chức, và hiệu quả hơn khi đi đến cùng sứ mệnh của chính tổ chức đó.

Một vài Games Team Building (Team Building Activities) đơn giản dưới đây hy vọng sẽ hỗ trợ bạn và doanh nghiệp của bạn thực hiện tốt hơn trong khâu xây dựng chiến lược và lên kế hoạch.

Game Team Building 1: ROAD MAP GAME (TRÒ CHƠI CHỈ ĐƯỜNG)


Team Building trong Xây dựng chiến lược và Lên kế hoạch

Thời gian: 30 phút

Quản trò chia người chơi ra thành nhiều đội, mỗi đội có từ 2 thành viên trở lên. Quản trò phát cho mỗi người 1 xấp giấy, bút và bản đồ vùng. Dựa vào bản đồ vùng, mỗi đội lên kế hoạch cho một chuyến du lịch với số lượng điểm đến cố định, phương tiện giao thông sử dụng cố định, nhiên liệu cố định,… Sau khi hết thời gian, đội thắng cuộc chính là đội đạt được nhiều nhất những tiêu chí về thời gian đi, nhiên liệu sử dụng, phương tiện di chuyển gần với quy định quản trò đề ra nhất.

GAME TEAM BUILDING 2: TAG TEAM (NGƯỜI LIÊN QUAN)


Game Team Building trong Xây dựng chiến lược và Lên kế hoạch

Quản trò chia người chơi ra thành các đội sao cho số lượng người ở mội đội ngang nhau. Các thành viên trong đội chơi tự mình viết ra giấy các điểm mạnh và điểm yếu của mình.  Sau đó, cả đội sẽ lấy ra những đặc điểm mà các thành viên trong nhóm mình thấy phù hợp, xây dựng lên 1 “người liên quan”. Tiếp theo, mỗi đội xây dựng một câu chuyện cho “người liên quan” này và cử đại diện một thành viên trong đội mình thể hiện nó dưới các hình thức khác nhau như vẽ, viết, diễn,…

Trò chơi này sẽ giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau rõ hơn, biết về các điểm mạnh, điểm yếu của đồng nghiệp, bạn bè mình, có thể giúp đỡ, hỗ trợ cần thiết. Đồng thời cùng xây dựng nên một cá nhân hoàn hảo mà từng người muốn làm việc cùng, từ đó, các thành viên có thể tự điều chỉnh mình và hướng tới những tính cách tốt đẹp hơn.

Sử dụng các trò chơi team building này giúp nâng cao hoặc cải thiện dần dần các tư duy về chiến lược và kĩ năng lên kế hoạch cho chiến lược. Các hoạt động đó cũng giúp gắn kết các thành viên trong nhóm, từ từ nâng cao kĩ năng làm việc nhóm hoàn thiện.

[Games] Team Building trong Xây dựng chiến lược và Lên kế hoạch

Kĩ năng xây dựng chiến lược giúp tập thể của mình đi đúng hướng đã chọn.

Không có gì gọi là đột phá hoặc chiến thuật hay ho gì hết, nếu bạn chơi một mình, bạn là kẻ ngoài cuộc. - Reid Hoffman

Các công ty làm thế nào để lên kế hoạch cho một chiến lược?

Theo truyền thống, chiến lược được phát triển bởi một nhóm chuyên nghiệp và mang tới doanh nghiệp để triển khai. Môi trường kinh tế thay đổi nhanh chóng ngày nay đã làm thay đổi các cách thức kinh doanh và phát triển nó ở nhiều dạng thức mới lạ, tiến bộ khác nhau. Có nghĩa là, rất nhiều doanh nghiệp bây giờ bắt đầu biết chuyển động, thay đổi chính mình cho phù hợp với thị trường.

Mỗi cá nhân có những kĩ năng tốt sẽ tự động điều chỉnh mình để phù hợp với mỗi tổ chức, và hiệu quả hơn khi đi đến cùng sứ mệnh của chính tổ chức đó.

Một vài Games Team Building (Team Building Activities) đơn giản dưới đây hy vọng sẽ hỗ trợ bạn và doanh nghiệp của bạn thực hiện tốt hơn trong khâu xây dựng chiến lược và lên kế hoạch.

Game Team Building 1: ROAD MAP GAME (TRÒ CHƠI CHỈ ĐƯỜNG)


Team Building trong Xây dựng chiến lược và Lên kế hoạch

Thời gian: 30 phút

Quản trò chia người chơi ra thành nhiều đội, mỗi đội có từ 2 thành viên trở lên. Quản trò phát cho mỗi người 1 xấp giấy, bút và bản đồ vùng. Dựa vào bản đồ vùng, mỗi đội lên kế hoạch cho một chuyến du lịch với số lượng điểm đến cố định, phương tiện giao thông sử dụng cố định, nhiên liệu cố định,… Sau khi hết thời gian, đội thắng cuộc chính là đội đạt được nhiều nhất những tiêu chí về thời gian đi, nhiên liệu sử dụng, phương tiện di chuyển gần với quy định quản trò đề ra nhất.

GAME TEAM BUILDING 2: TAG TEAM (NGƯỜI LIÊN QUAN)


Game Team Building trong Xây dựng chiến lược và Lên kế hoạch

Quản trò chia người chơi ra thành các đội sao cho số lượng người ở mội đội ngang nhau. Các thành viên trong đội chơi tự mình viết ra giấy các điểm mạnh và điểm yếu của mình.  Sau đó, cả đội sẽ lấy ra những đặc điểm mà các thành viên trong nhóm mình thấy phù hợp, xây dựng lên 1 “người liên quan”. Tiếp theo, mỗi đội xây dựng một câu chuyện cho “người liên quan” này và cử đại diện một thành viên trong đội mình thể hiện nó dưới các hình thức khác nhau như vẽ, viết, diễn,…

Trò chơi này sẽ giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau rõ hơn, biết về các điểm mạnh, điểm yếu của đồng nghiệp, bạn bè mình, có thể giúp đỡ, hỗ trợ cần thiết. Đồng thời cùng xây dựng nên một cá nhân hoàn hảo mà từng người muốn làm việc cùng, từ đó, các thành viên có thể tự điều chỉnh mình và hướng tới những tính cách tốt đẹp hơn.

Sử dụng các trò chơi team building này giúp nâng cao hoặc cải thiện dần dần các tư duy về chiến lược và kĩ năng lên kế hoạch cho chiến lược. Các hoạt động đó cũng giúp gắn kết các thành viên trong nhóm, từ từ nâng cao kĩ năng làm việc nhóm hoàn thiện.

6/26/15

[Games] Team Building tăng khả năng giao tiếp trong nhóm

Giao tiếp kém sẽ khiến các mối quan hệ xảy ra nhiều vấn đề. Điều này có thể dẫn tới một vai sai lầm, khiến cho hiệu quả công việc giảm, năng suất công việc thập, thậm chí dẫn tới tranh cãi, mâu thuẫn, chậm trễ và làm mất những cơ hội lớn. Đấy cũng là lí do tại sao trong một tập thể, mỗi người đều nên phát triển kĩ năng giao tiếp trong nhóm. Hoạt động team building có thể giúp khả năng giao tiếp trong nhóm được cải thiện, đồng thời giúp cho mối quan hệ giữa đồng nghiệp trở nên tốt đẹp hơn.

Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi đưa ra chương trình team building mà bạn có thể sử dụng đối với một đội nhóm mới thành lập hoặc với một tập thể cần cải thiện các mối quan hệ nội bộ. 

Có rất nhiều phương thức để giao tiếp mỗi ngày: nói chuyện trực tiếp, nói chuyện bằng các phần mềm hỗ trợ như skype, yahoo, giao tiếp bằng tin nhắn hoặc email,…Đâu mới là cách giao tiếp hiệu quả nhất?

Các chương trình team building dưới đây sẽ giúp đội nhóm của bạn cải thiện được các vấn đề nội bộ, suy nghĩ tích cực và nâng cao kĩ năng quản lí.

Game Team Building 1: BLINDZONE (Vùng Tối)


Game Team Building Giao Tiếp Blindzone

Trong hoạt động này, người bị bắt mắt phải hoàn toàn tin tưởng vào người điểu khiển, hướng dẫn mình.

Hiệu quả: Nâng cao khả năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, xây dựng lòng tin với đồng đội.

Chuẩn bị:

  • Một nhóm người tham gia
  • Khăn bịt mắt cho một nửa số người tham gia
  • Một căn phòng riêng, rộng
  • Một số đồ vật thử thách
  • Thời gian thực hiện: 15 – 20 phút
Cách thực hiện:

  1. Đặt ngẫu nhiên các đồ vật xung quanh phòng trước khi bắt đầu trò chơi. Người tham gia chấp nhận thử thách
  2. Các thành viên trong nhóm được chia thành cặp và đứng trong phòng.
  3. Mỗi cặp sẽ có một người bị bịt mắt.
  4. Người còn lại sẽ chỉ dẫn cho đồng đội của mình băng qua các chướng ngại vật và đưa đồ vật lấy được mang tới chỗ mình.
  5. Mỗi nhóm đứng ở mỗi bên của căn phòng. Những người tham gia lần lượt đổi vai trò cho nhau.

Lời khuyên

  • Sau khi kết thúc, hãy hỏi những người tham gia 2 câu hỏi: Bạn có gặp khó khăn khi trao đổi thông tin với người tham gia cùng không? Sau khi chịu thử thách bịt mắt, bạn thấy khả năng lắng nghe của bạn như thế nào?
  • Khả năng lắng nghe và khả năng giao tiếp là hai chìa khóa thành công bạn có thể đạt được khi tham gia hoạt động team building này. Hãy tập trung vào nó!

Game Team Building 2: THE LAST PIECE


Game Team Building Giao Tiếp The last piece

Trong hoạt động này, những tấm thiệp riêng lẻ được trao đổi để tạo nên một tấm thiệp hoàn chỉnh

Hiệu quả: Hoạt động này sẽ hữu ích trong việc xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên với nhau, giúp nâng cao khả năng giao tiếp, kĩ năng thương lượng và sự thấu hiểu.

Chuẩn bị:

  • Một nhóm tham gia ít 2 người mỗi đội
  • Tấm thiệp: 4-6 tấm cho mỗi người
  • Phòng riêng
  • Thời gian: 15 phút
Thực hiện:

  1. Cắt tấm thiệp ra làm đôi theo đường chéo. Lấy một nửa, cắt đôi theo đường chéo lần nữa sao cho bạn có 3 miếng tam giác khác nhau.
  2. Trộn các tấm tam giác đã cắt lẫn vào nhau và chia đều chúng vào phong bì. Số phong bì tương ứng với số đội chơi.
  3. Chia tất cả những người tham gia thành các đội (có ít nhất 3 đội). 2 đội nếu số lượng người tham gia quá ít.
  4. Mỗi đội có 3 phút để sắp xếp các miếng ghép, và hoàn thành một tấm thiệp mô phỏng có đầy đủ 3 miếng ghép cho mỗi tấm thiệp
  5. Sau 3 phút, mỗi đội thực hiện chiếc lược trao đổi giữa các đội khác để thu thập thành những tấm thiệp hoàn chỉnh theo ý mình.

Lời khuyên:

  • Sau hoạt động này, hãy hỏi những người tham gia về các chiến thautaj mà họ đã sử dụng: Sử dụng chiến thuật nào để trao đổi thiệp? Bạn đã hoàn thành được trò chơi chứ? Bạn có sử dụng các kĩ năng khác như lắng nghe hay thấu hiểu không?

Game Team Building 3: TEAM-UP



Trong hoạt động này, các thành viên tham gia phải tự thiết lập các đội nhỏ theo yêu cầu của quản trò.

Hiệu quả: Hoạt động này cải thiện khả năng giao tiếp trong nhóm mạnh mẽ, giúp người tham gia suy nghĩ nhanh bằng cả bộ não và bàn chân của mình.

Chuẩn bị:

  • Người tham gia
  • Phòng riêng
  • Thời gian: 15 phút

Thực hiện:

  1. Giải thích cho những người tham gia một số đặc điểm của từng thành viên, những đặc điểm càng chung càng tốt. Ví dụ như: “Hãy tạo nhóm với những người có tình trạng hôn nhân giống bạn” hay “Hãy tạo nhóm với những người có cùng sở thích nghe nhạc giống bạn”
  2. Sau khi nói to lên những đặc điểm chung như vậy, những người tham gia sẽ tìm theo đúng yêu cầu của quản trò và kết hợp nhóm.

Lời khuyên:
Hãy giải thích cho mọi người hiểu hiệu quả của hoạt động này là gì. Họ sẽ biết cách mở lòng mình hơn và từ đó mới có thể cải thiện được khả năng giao tiếp ngay trong lúc tham gia và trong cách làm việc sau này.

Game Team Building 4: THE REPORTER


Game Team Building Giao Tiếp The Reporter

Hoạt động này nâng cao khả năng giao tiếp trong cùng một đề tài được nói tới. Người tham gia sẽ bắt cặp với nhau và nói lên ý kiến, quan điểm của mình về một đề tài được nêu ra trước đó. Đồng đội chỉ lắng nghe mà không được phản đối, không được đề xuất ý tưởng mới trên những điều người kia bày tỏ.

Hiệu quả: Hoạt động này giúp nâng cao kĩ năng biết lắng nghe. Lắng nghe là một phương thức giao tiếp rất quan trọng nhưng lại là kĩ năng mà rất nhiều người không thực hiện khi giao tiếp và làm việc đội nhóm. Hoạt động này cũng khiến cho những thành viên tham gia học được cách mở rộng lòng mình hơn.

Chuẩn bị:

  • Người tham gia chơi
  • 8 tờ giấy cho mỗi đội. Mỗi tờ giấy chi ghi 1 đề tài thảo luận
  • Phòng riêng
  • Thời gian: 25 – 30 phút

Thực hiện:

  1. Các đội ngồi với nhau thành từng cặp
  2. Đưa cho mỗi đội 8 tấm giấy
  3. Một thành viên trong đội sẽ ngẫu nhiên chọn 1 tấm giấy. Người đó có 3 phút để đọc và suy nghĩ đề tài mình nhận được. Người còn lại không được nói, chỉ cố gắng lắng nghe.
  4. Sau 3 phút, người lắng nghe có một khoảng thời gian ngắn để nhắc lại đề tài thảo luận đó mà không được phản đối hay cố ý thể hiện quan điểm cá nhân của mình vào đó – chỉ được phép tóm tắt lại.
  5. Tiếp theo, đổi vai trò và làm lại tương tự các bước trên
Lời khuyên:

  • Một số câu hỏi để đánh giá tính hiệu quả của trò chơi
  • Đồng đội khi tóm tắt lại ý bạn có khiến bạn hài lòng không?
  • Khi những quan điểm của người nói mâu thuẫn với bạn, bạn cảm thấy thế nào?
  • Bạn đã sử dụng những kĩ năng gì để hoàn thành trò chơi này?

Game Team Building 5: THE BRIDGE


Game Team Building Giao Tiếp The Birdge

Trong hoạt động này, hai đội phải cùng nhau xây một trước cầu và chỉ sử dụng các đồ vật được cung cấp sẵn. Người tham gia sẽ nối 2 miếng ghép liên quan với một chiếc cầu đã được xây một nửa.

Thử thách lớn nhất ở hoạt động team building này chính là căn phòng bị chia đôi và không có đội nào có thể thấy đôi kia xây cầu như thế nào. Mỗi đội phải giao tiếp với nahu bằng lời nói thông qua một tấm che hoặc lưới che.

Hiệu quả: Team Building Xây cầu nâng cao khả năng giao tiếp giữa mỗi thành viên một cách mạnh mẽ vì mỗi đội phải kích thích não bộ hoạt động, các ý tưởng được thảo luận nhanh chóng để xây một cây cầu hoàn chỉnh. Hoạt động này giúp mỗi thành viên biết cách giải quyết vấn đề và suy nghĩ sáng tạo. Bạn cũng có thể biết được ai có kĩ năng lãnh đạo qua cách người đó chỉ huy và giao việc cho các thành viên của mình. Đây chính là cách quan sát tự nhiên nhất.

Chuẩn bị:

  • Số người đủ cho mỗi đội: 3 người.
  • Một số vật liệu để xây cầu như: gạch, các miếng gỗ, keo dán, ống nước, giấy,các ống hút và một số vật liệu khác mà người quản trò thấy cần thiết.
  • Giấy phác họa, bút để vẽ
  • Thước đo
  • Lưới che hoặc bất kì vật gì có thể chia căn phòng thành những khu riêng cho mỗi đội.
  • Thời gian: 45 – 60 phút

Thực hiện:

  1. Quản trò chia ra những khu vực riêng cho mỗi đội
  2. Mỗi đội có số lượng thành viên ngang nhau. Khuyến khích có từ 3-4 thành viên mỗi đội.
  3. Đưa cho mỗi đội túi vật liệu xây cầu.
  4. Mỗi đội có 10 phút để phác họa hình ảnh. Khuyến khích tất cả các thành viên trong đội cùng thảo luận và có một bản phác họa cây cầu đơn giản nhất.
  5. Sau khi phác họa xong, các đội tự xây cây cầu của riêng mình.

Lời khuyên:

  • Khi kết thúc hoạt động, quản trò hãy những người chơi những câu như sau:
  • Thách thức lớn nhất nào bạn phải đối mặt khi tham gia hoạt động team building này?
  • Ai là người bạn tin tưởng nhất trong đội mình? Hãy nhìn qua đội khác, nếu được chọn, bạn sẽ chọn thêm ai vào đội của mình?
  • Có bất kì chuyện gì xảy ra khiến cho giao tiếp nội bộ trở nên khó khăn không? Tại sao?
  • Bạn sẽ chọn ai làm nhóm trưởng của đội mình? Ưu nhược điểm nào đối với một người làm đội trưởng?

Thật tốt nếu trong tập thể của bạn, khả năng giao tiếp của mỗi người đều tốt và phát huy hết ưu điểm của họ. Giao tiếp tốt có hiệu quả rất cao trong công việc. Chúng hỗ trợ các mỗi quan hệ được tiến bộ hơn, giải quyết các vấn đề cũ một cách nhanh chóng. Trong công việc, tính linh hoạt, nhanh nhạy trong giao tiếp luôn được đề cao và có hiệu quả cao khi làm việc đội nhóm.

[Games] Team Building tăng khả năng giao tiếp trong nhóm

Giao tiếp kém sẽ khiến các mối quan hệ xảy ra nhiều vấn đề. Điều này có thể dẫn tới một vai sai lầm, khiến cho hiệu quả công việc giảm, năng suất công việc thập, thậm chí dẫn tới tranh cãi, mâu thuẫn, chậm trễ và làm mất những cơ hội lớn. Đấy cũng là lí do tại sao trong một tập thể, mỗi người đều nên phát triển kĩ năng giao tiếp trong nhóm. Hoạt động team building có thể giúp khả năng giao tiếp trong nhóm được cải thiện, đồng thời giúp cho mối quan hệ giữa đồng nghiệp trở nên tốt đẹp hơn.

Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi đưa ra chương trình team building mà bạn có thể sử dụng đối với một đội nhóm mới thành lập hoặc với một tập thể cần cải thiện các mối quan hệ nội bộ. 

Có rất nhiều phương thức để giao tiếp mỗi ngày: nói chuyện trực tiếp, nói chuyện bằng các phần mềm hỗ trợ như skype, yahoo, giao tiếp bằng tin nhắn hoặc email,…Đâu mới là cách giao tiếp hiệu quả nhất?

Các chương trình team building dưới đây sẽ giúp đội nhóm của bạn cải thiện được các vấn đề nội bộ, suy nghĩ tích cực và nâng cao kĩ năng quản lí.

Game Team Building 1: BLINDZONE (Vùng Tối)


Game Team Building Giao Tiếp Blindzone

Trong hoạt động này, người bị bắt mắt phải hoàn toàn tin tưởng vào người điểu khiển, hướng dẫn mình.

Hiệu quả: Nâng cao khả năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, xây dựng lòng tin với đồng đội.

Chuẩn bị:

  • Một nhóm người tham gia
  • Khăn bịt mắt cho một nửa số người tham gia
  • Một căn phòng riêng, rộng
  • Một số đồ vật thử thách
  • Thời gian thực hiện: 15 – 20 phút
Cách thực hiện:

  1. Đặt ngẫu nhiên các đồ vật xung quanh phòng trước khi bắt đầu trò chơi. Người tham gia chấp nhận thử thách
  2. Các thành viên trong nhóm được chia thành cặp và đứng trong phòng.
  3. Mỗi cặp sẽ có một người bị bịt mắt.
  4. Người còn lại sẽ chỉ dẫn cho đồng đội của mình băng qua các chướng ngại vật và đưa đồ vật lấy được mang tới chỗ mình.
  5. Mỗi nhóm đứng ở mỗi bên của căn phòng. Những người tham gia lần lượt đổi vai trò cho nhau.

Lời khuyên

  • Sau khi kết thúc, hãy hỏi những người tham gia 2 câu hỏi: Bạn có gặp khó khăn khi trao đổi thông tin với người tham gia cùng không? Sau khi chịu thử thách bịt mắt, bạn thấy khả năng lắng nghe của bạn như thế nào?
  • Khả năng lắng nghe và khả năng giao tiếp là hai chìa khóa thành công bạn có thể đạt được khi tham gia hoạt động team building này. Hãy tập trung vào nó!

Game Team Building 2: THE LAST PIECE


Game Team Building Giao Tiếp The last piece

Trong hoạt động này, những tấm thiệp riêng lẻ được trao đổi để tạo nên một tấm thiệp hoàn chỉnh

Hiệu quả: Hoạt động này sẽ hữu ích trong việc xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên với nhau, giúp nâng cao khả năng giao tiếp, kĩ năng thương lượng và sự thấu hiểu.

Chuẩn bị:

  • Một nhóm tham gia ít 2 người mỗi đội
  • Tấm thiệp: 4-6 tấm cho mỗi người
  • Phòng riêng
  • Thời gian: 15 phút
Thực hiện:

  1. Cắt tấm thiệp ra làm đôi theo đường chéo. Lấy một nửa, cắt đôi theo đường chéo lần nữa sao cho bạn có 3 miếng tam giác khác nhau.
  2. Trộn các tấm tam giác đã cắt lẫn vào nhau và chia đều chúng vào phong bì. Số phong bì tương ứng với số đội chơi.
  3. Chia tất cả những người tham gia thành các đội (có ít nhất 3 đội). 2 đội nếu số lượng người tham gia quá ít.
  4. Mỗi đội có 3 phút để sắp xếp các miếng ghép, và hoàn thành một tấm thiệp mô phỏng có đầy đủ 3 miếng ghép cho mỗi tấm thiệp
  5. Sau 3 phút, mỗi đội thực hiện chiếc lược trao đổi giữa các đội khác để thu thập thành những tấm thiệp hoàn chỉnh theo ý mình.

Lời khuyên:

  • Sau hoạt động này, hãy hỏi những người tham gia về các chiến thautaj mà họ đã sử dụng: Sử dụng chiến thuật nào để trao đổi thiệp? Bạn đã hoàn thành được trò chơi chứ? Bạn có sử dụng các kĩ năng khác như lắng nghe hay thấu hiểu không?

Game Team Building 3: TEAM-UP



Trong hoạt động này, các thành viên tham gia phải tự thiết lập các đội nhỏ theo yêu cầu của quản trò.

Hiệu quả: Hoạt động này cải thiện khả năng giao tiếp trong nhóm mạnh mẽ, giúp người tham gia suy nghĩ nhanh bằng cả bộ não và bàn chân của mình.

Chuẩn bị:

  • Người tham gia
  • Phòng riêng
  • Thời gian: 15 phút

Thực hiện:

  1. Giải thích cho những người tham gia một số đặc điểm của từng thành viên, những đặc điểm càng chung càng tốt. Ví dụ như: “Hãy tạo nhóm với những người có tình trạng hôn nhân giống bạn” hay “Hãy tạo nhóm với những người có cùng sở thích nghe nhạc giống bạn”
  2. Sau khi nói to lên những đặc điểm chung như vậy, những người tham gia sẽ tìm theo đúng yêu cầu của quản trò và kết hợp nhóm.

Lời khuyên:
Hãy giải thích cho mọi người hiểu hiệu quả của hoạt động này là gì. Họ sẽ biết cách mở lòng mình hơn và từ đó mới có thể cải thiện được khả năng giao tiếp ngay trong lúc tham gia và trong cách làm việc sau này.

Game Team Building 4: THE REPORTER


Game Team Building Giao Tiếp The Reporter

Hoạt động này nâng cao khả năng giao tiếp trong cùng một đề tài được nói tới. Người tham gia sẽ bắt cặp với nhau và nói lên ý kiến, quan điểm của mình về một đề tài được nêu ra trước đó. Đồng đội chỉ lắng nghe mà không được phản đối, không được đề xuất ý tưởng mới trên những điều người kia bày tỏ.

Hiệu quả: Hoạt động này giúp nâng cao kĩ năng biết lắng nghe. Lắng nghe là một phương thức giao tiếp rất quan trọng nhưng lại là kĩ năng mà rất nhiều người không thực hiện khi giao tiếp và làm việc đội nhóm. Hoạt động này cũng khiến cho những thành viên tham gia học được cách mở rộng lòng mình hơn.

Chuẩn bị:

  • Người tham gia chơi
  • 8 tờ giấy cho mỗi đội. Mỗi tờ giấy chi ghi 1 đề tài thảo luận
  • Phòng riêng
  • Thời gian: 25 – 30 phút

Thực hiện:

  1. Các đội ngồi với nhau thành từng cặp
  2. Đưa cho mỗi đội 8 tấm giấy
  3. Một thành viên trong đội sẽ ngẫu nhiên chọn 1 tấm giấy. Người đó có 3 phút để đọc và suy nghĩ đề tài mình nhận được. Người còn lại không được nói, chỉ cố gắng lắng nghe.
  4. Sau 3 phút, người lắng nghe có một khoảng thời gian ngắn để nhắc lại đề tài thảo luận đó mà không được phản đối hay cố ý thể hiện quan điểm cá nhân của mình vào đó – chỉ được phép tóm tắt lại.
  5. Tiếp theo, đổi vai trò và làm lại tương tự các bước trên
Lời khuyên:

  • Một số câu hỏi để đánh giá tính hiệu quả của trò chơi
  • Đồng đội khi tóm tắt lại ý bạn có khiến bạn hài lòng không?
  • Khi những quan điểm của người nói mâu thuẫn với bạn, bạn cảm thấy thế nào?
  • Bạn đã sử dụng những kĩ năng gì để hoàn thành trò chơi này?

Game Team Building 5: THE BRIDGE


Game Team Building Giao Tiếp The Birdge

Trong hoạt động này, hai đội phải cùng nhau xây một trước cầu và chỉ sử dụng các đồ vật được cung cấp sẵn. Người tham gia sẽ nối 2 miếng ghép liên quan với một chiếc cầu đã được xây một nửa.

Thử thách lớn nhất ở hoạt động team building này chính là căn phòng bị chia đôi và không có đội nào có thể thấy đôi kia xây cầu như thế nào. Mỗi đội phải giao tiếp với nahu bằng lời nói thông qua một tấm che hoặc lưới che.

Hiệu quả: Team Building Xây cầu nâng cao khả năng giao tiếp giữa mỗi thành viên một cách mạnh mẽ vì mỗi đội phải kích thích não bộ hoạt động, các ý tưởng được thảo luận nhanh chóng để xây một cây cầu hoàn chỉnh. Hoạt động này giúp mỗi thành viên biết cách giải quyết vấn đề và suy nghĩ sáng tạo. Bạn cũng có thể biết được ai có kĩ năng lãnh đạo qua cách người đó chỉ huy và giao việc cho các thành viên của mình. Đây chính là cách quan sát tự nhiên nhất.

Chuẩn bị:

  • Số người đủ cho mỗi đội: 3 người.
  • Một số vật liệu để xây cầu như: gạch, các miếng gỗ, keo dán, ống nước, giấy,các ống hút và một số vật liệu khác mà người quản trò thấy cần thiết.
  • Giấy phác họa, bút để vẽ
  • Thước đo
  • Lưới che hoặc bất kì vật gì có thể chia căn phòng thành những khu riêng cho mỗi đội.
  • Thời gian: 45 – 60 phút

Thực hiện:

  1. Quản trò chia ra những khu vực riêng cho mỗi đội
  2. Mỗi đội có số lượng thành viên ngang nhau. Khuyến khích có từ 3-4 thành viên mỗi đội.
  3. Đưa cho mỗi đội túi vật liệu xây cầu.
  4. Mỗi đội có 10 phút để phác họa hình ảnh. Khuyến khích tất cả các thành viên trong đội cùng thảo luận và có một bản phác họa cây cầu đơn giản nhất.
  5. Sau khi phác họa xong, các đội tự xây cây cầu của riêng mình.

Lời khuyên:

  • Khi kết thúc hoạt động, quản trò hãy những người chơi những câu như sau:
  • Thách thức lớn nhất nào bạn phải đối mặt khi tham gia hoạt động team building này?
  • Ai là người bạn tin tưởng nhất trong đội mình? Hãy nhìn qua đội khác, nếu được chọn, bạn sẽ chọn thêm ai vào đội của mình?
  • Có bất kì chuyện gì xảy ra khiến cho giao tiếp nội bộ trở nên khó khăn không? Tại sao?
  • Bạn sẽ chọn ai làm nhóm trưởng của đội mình? Ưu nhược điểm nào đối với một người làm đội trưởng?

Thật tốt nếu trong tập thể của bạn, khả năng giao tiếp của mỗi người đều tốt và phát huy hết ưu điểm của họ. Giao tiếp tốt có hiệu quả rất cao trong công việc. Chúng hỗ trợ các mỗi quan hệ được tiến bộ hơn, giải quyết các vấn đề cũ một cách nhanh chóng. Trong công việc, tính linh hoạt, nhanh nhạy trong giao tiếp luôn được đề cao và có hiệu quả cao khi làm việc đội nhóm.

6/25/15

Một nhóm lãnh đạo hiệu quả hơn một người

Không phải ngẫu nhiên mà một doanh nghiệp luôn có những cấp bậc lãnh đạo: tổng giám đốc, giám đốc bộ phận, trưởng phòng, trưởng nhóm,… Người nhìn vào sẽ nghĩ đó là một bộ máy cồng kềnh, nặng nề, mức chi phí thanh toán lương cao ngất ngưởng mà hiệu quả công việc lại không đạt. Thực chất, với một công ty doanh nghiệp sở hữu một số lượng nhân viên lớn và cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ, sơ đồ bố trị nhân sự phải có một nhóm người lãnh đạo là điều tất nhiên.

Một nhóm lãnh đạo hiệu quả hơn một người lãnh đạo

Đầu mối kết nối duy nhất


Một công ty có nhiều phòng ban, mỗi phòng ban có nhiều nhân viên. Điều gì xảy ra nếu cứ có nhân viên A ở phòng Marketing cần sự hỗ trợ của toàn bộ nhân viên Phòng Kinh doanh. Cô ấy/ Anh ấy sẽ phải tự đi thông báo với từng người trong Phòng Kinh doanh, rồi lại phân chia công việc của mình đối với phòng ban mình. Lúc này, vấn đề tam sao thất bản sẽ xuất hiện và các thông tin truyền đạt trong nội bộ nhân viên sẽ không nhất quán. Công việc trì trệ vì một vấn đề phải đi giải thích với nhiều người, làm nhiều lần, tại nhiều thời điểm khác nhau.

Nếu mỗi phòng ban có 1 trưởng phòng chịu trách nhiệm chính. Họ sẽ chính là người cập nhật thông tin, thu nhận vấn đề và truyển tải thông tin. Họ là người duy nhất và chịu trách nhiệm lớn nhất trong chất lượng thông tin được nhận từ bên ngoài phòng ban mình và nội bộ phòng ban mình với các nhân viên dưới quyền.

Một nhóm lãnh đạo bao gồm nhiều người sẽ giúp các đầu mối công việc trở nên thống nhất hơn, đồng bộ hơn mà vẫn đảm bảo được thông tin và công việc được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Sự quản lí chặt chẽ, sát sao

Một người lãnh đạo có 100 nhân viên không thể quan tâm chi tiết, sát sao so với một người lãnh đạo có 5-10 nhân viên. Vậy thì, tại sao không chia nhân viên ra thành từng nhóm nhỏ và có những nhóm trưởng để thay bạn quản lí họ? Đó chính là sự kế thừa tuyệt vời mà mỗi doanh nghiệp, tổ chức quy mô lớn cần phải làm. Nhân viên của bạn làm việc cho công ty, họ cần được sự quan tâm tới đời sống tinh thần, cần được hỗ trợ tức thì nếu có vấn đề trong công việc. Những lãnh đạo cấp trung lúc này cần phát huy sức mạnh ở vị trsi của mình. Vừa quản lí vừa quan tâm tới từng cá nhân nhân viên.

Xem thêm bài: Những ngộ nhận của lãnh đạo cấp trung và 5 bài học không bao giờ cũ

Những lãnh đạo cấp trung sẽ biết lắng nghe nhân viên nhiều hơn, hiểu nhân viên của mình tốt hơn. Nhờ sự lắng nghe và quan tâm ấy, nhân viên sẽ theo bạn bằng tình cảm mà người lãnh đạo không cần phải tìm kiếm thêm quyền lực để mạnh mẽ, hay chỉ trích họ gay gắt để cho thấy bạn là người lãnh đạo.

Người giỏi hơn người giỏi


Rất nhiều nghiên cứu định tính và cả định lượng cho thấy, những nhà lãnh đạo cấp trung giỏi hơn những nhà lãnh đạo lớn nhất. Họ vừa giỏi chuyên môn vừa có khả năng lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo vĩ đại là người biết thuê người biết làm những việc mình không thể làm.

Lãnh đạo cấp trung vừa giỏi chuyên môn vừa có khả năng lãnh đạo

Trong lịch sử phát triển tổ chức, thế giới đã ghi nhận lại từng xu hướng lãnh đạo. Bắt đầu từ năm 1980, tổ chức cần một nhà quản lí để có sự nhất quan. Năm 1990, lãnh đạo là một cá nhân. Cho đến năm 2000, xu hướng phát triển một nhóm lãnh đạo được nhiều người duy nhất. Vì việc lãnh đạo đã trở nên quá phức tạp và nhiều vấn đề. Không ai có thể lãnh đạo theo một hướng duy nhất. Bạn cần kĩ năng lãnh đạo cấp trên, cấp dưới và lãnh đạo đồng cấp. Một nhóm lãnh đạo sẽ luôn hiệu quả hơn một người.

Chris Hodges từng nói rằng: khi các hạ nghị sĩ muốn đệ trình một dự luật, việc đầu tiên họ cần làm là tìm một người đồng bảo lãnh dự luật. Khi hoàn thành bất cứ việc gì, một lãnh đạo tốt là phải có một nhóm những lãnh đạo đồng cấp tin tưởng mình, hiểu ý tưởng mình và nhân rộng chúng lên. Ngay tại thời điểm này, một lãnh đạo thông minh sẽ biết một mình họ không thể làm tốt tất cả mọi việc. Họ cần phát triển một nhóm lãnh đạo đồng hành cùng mình.

Lê Trang và Vietnamteamwork.

Một nhóm lãnh đạo hiệu quả hơn một người

Không phải ngẫu nhiên mà một doanh nghiệp luôn có những cấp bậc lãnh đạo: tổng giám đốc, giám đốc bộ phận, trưởng phòng, trưởng nhóm,… Người nhìn vào sẽ nghĩ đó là một bộ máy cồng kềnh, nặng nề, mức chi phí thanh toán lương cao ngất ngưởng mà hiệu quả công việc lại không đạt. Thực chất, với một công ty doanh nghiệp sở hữu một số lượng nhân viên lớn và cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ, sơ đồ bố trị nhân sự phải có một nhóm người lãnh đạo là điều tất nhiên.

Một nhóm lãnh đạo hiệu quả hơn một người lãnh đạo

Đầu mối kết nối duy nhất


Một công ty có nhiều phòng ban, mỗi phòng ban có nhiều nhân viên. Điều gì xảy ra nếu cứ có nhân viên A ở phòng Marketing cần sự hỗ trợ của toàn bộ nhân viên Phòng Kinh doanh. Cô ấy/ Anh ấy sẽ phải tự đi thông báo với từng người trong Phòng Kinh doanh, rồi lại phân chia công việc của mình đối với phòng ban mình. Lúc này, vấn đề tam sao thất bản sẽ xuất hiện và các thông tin truyền đạt trong nội bộ nhân viên sẽ không nhất quán. Công việc trì trệ vì một vấn đề phải đi giải thích với nhiều người, làm nhiều lần, tại nhiều thời điểm khác nhau.

Nếu mỗi phòng ban có 1 trưởng phòng chịu trách nhiệm chính. Họ sẽ chính là người cập nhật thông tin, thu nhận vấn đề và truyển tải thông tin. Họ là người duy nhất và chịu trách nhiệm lớn nhất trong chất lượng thông tin được nhận từ bên ngoài phòng ban mình và nội bộ phòng ban mình với các nhân viên dưới quyền.

Một nhóm lãnh đạo bao gồm nhiều người sẽ giúp các đầu mối công việc trở nên thống nhất hơn, đồng bộ hơn mà vẫn đảm bảo được thông tin và công việc được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Sự quản lí chặt chẽ, sát sao

Một người lãnh đạo có 100 nhân viên không thể quan tâm chi tiết, sát sao so với một người lãnh đạo có 5-10 nhân viên. Vậy thì, tại sao không chia nhân viên ra thành từng nhóm nhỏ và có những nhóm trưởng để thay bạn quản lí họ? Đó chính là sự kế thừa tuyệt vời mà mỗi doanh nghiệp, tổ chức quy mô lớn cần phải làm. Nhân viên của bạn làm việc cho công ty, họ cần được sự quan tâm tới đời sống tinh thần, cần được hỗ trợ tức thì nếu có vấn đề trong công việc. Những lãnh đạo cấp trung lúc này cần phát huy sức mạnh ở vị trsi của mình. Vừa quản lí vừa quan tâm tới từng cá nhân nhân viên.

Xem thêm bài: Những ngộ nhận của lãnh đạo cấp trung và 5 bài học không bao giờ cũ

Những lãnh đạo cấp trung sẽ biết lắng nghe nhân viên nhiều hơn, hiểu nhân viên của mình tốt hơn. Nhờ sự lắng nghe và quan tâm ấy, nhân viên sẽ theo bạn bằng tình cảm mà người lãnh đạo không cần phải tìm kiếm thêm quyền lực để mạnh mẽ, hay chỉ trích họ gay gắt để cho thấy bạn là người lãnh đạo.

Người giỏi hơn người giỏi


Rất nhiều nghiên cứu định tính và cả định lượng cho thấy, những nhà lãnh đạo cấp trung giỏi hơn những nhà lãnh đạo lớn nhất. Họ vừa giỏi chuyên môn vừa có khả năng lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo vĩ đại là người biết thuê người biết làm những việc mình không thể làm.

Lãnh đạo cấp trung vừa giỏi chuyên môn vừa có khả năng lãnh đạo

Trong lịch sử phát triển tổ chức, thế giới đã ghi nhận lại từng xu hướng lãnh đạo. Bắt đầu từ năm 1980, tổ chức cần một nhà quản lí để có sự nhất quan. Năm 1990, lãnh đạo là một cá nhân. Cho đến năm 2000, xu hướng phát triển một nhóm lãnh đạo được nhiều người duy nhất. Vì việc lãnh đạo đã trở nên quá phức tạp và nhiều vấn đề. Không ai có thể lãnh đạo theo một hướng duy nhất. Bạn cần kĩ năng lãnh đạo cấp trên, cấp dưới và lãnh đạo đồng cấp. Một nhóm lãnh đạo sẽ luôn hiệu quả hơn một người.

Chris Hodges từng nói rằng: khi các hạ nghị sĩ muốn đệ trình một dự luật, việc đầu tiên họ cần làm là tìm một người đồng bảo lãnh dự luật. Khi hoàn thành bất cứ việc gì, một lãnh đạo tốt là phải có một nhóm những lãnh đạo đồng cấp tin tưởng mình, hiểu ý tưởng mình và nhân rộng chúng lên. Ngay tại thời điểm này, một lãnh đạo thông minh sẽ biết một mình họ không thể làm tốt tất cả mọi việc. Họ cần phát triển một nhóm lãnh đạo đồng hành cùng mình.

Lê Trang và Vietnamteamwork.

6/16/15

[Ebook] Người Việt - phẩm chất và thói hư tật xấu

Thói hư tật xấu của người Việt được phân ra thành các mục như thói hư tật xấu tại công sở, trong giáo dục, trong giao thông, buôn bán,... Mỗi mục lại gồm nhiều bài viết nhỏ, dài thì 5-6 trang, ngắn thì 1 trang do nhiều người đóng góp cho báo Tiền Phong.


Trước khi đọc thì tôi nghĩ nó chắc là một cuốn sách của những người thích chê, thích phàn nàn giải tỏa. Và quả thật, cuốn sách này chê người Việt ta rất thẳng thắn, nhưng nó đồng thời cũng đạt được mục đích là giúp cho người đọc như tôi nhìn lại bản thân mình và thêm ý thức về những thiếu sót, yếu kém của cộng đồng nơi mình sinh ra và lớn lên.

Những chuyện như chạy trường, chạy chức, tác phong lề mề, xem của công là của chùa,... là những chuyện nhan nhản ngày thường. Thỉnh thoảng có một, hai bài báo phản ảnh thì cũng chỉ là con sâu, cái kiến dễ bị tảng lờ. Nhưng cuốn sách 400 trang thế này tập hợp cùng một lúc hàng trăm tiếng nói của chính người dân Việt thú nhận cái xấu của người mình, nhờ vậy đã có được sức nặng cần thiết để báo động cho ta càng thêm thấm thía.

Đọc để biết cái sai, sửa sai và sống tốt hơn. Chịu dừng lại xếp hàng có thể khiến ta thiệt thòi hôm nay, ngày mai, tuần này, tuần sau, nhưng vẫn là cái giá phải chăng để tiến tới một xã hội văn minh và bền vững hơn.

Click vào nút download bên dưới để tải tư liệu này về máy :
Tài liệu được chia sẻ bởi Vietnamteamwork.

6/15/15

Những nguyên tắc lãnh đạo đồng cấp

Walt Whitman đã từng kêu gọi rằng: 
Hỡi các bằng hữu! Tôi không dạy đời, cũng không làm từ thiện: khi tôi trao tặng, tôi trao trọn vẹn bản thân mình”. 
Trao trọn vẹn bản thân mình đối với Walt Whitman ở đây chính là sự tôn trọng, sự kính nể giữa những người tài với người tài, giữa những người cùng chức vụ với những người có trách nhiệm ngang nhau. Lãnh đạo đồng cấp chính là cần sử dụng nguyên tắc này để lãnh đạo.

Nguyên tắc lãnh đạo đồng cấp trong một tập thể


Khác với những thách thức của một nhà lãnh đạo cấp trung, lãnh đạo của những lãnh đạo mang trong mình những trách nhiệm và nghĩa vụ riêng.

Xem thêm bài Những ngộ nhận của các nhà lãnh đạo cấp trung, để nắm rõ thách thức của các lãnh đạo.

Nguyên tắc 1: Am hiểu, thực hành và hoàn thành chu trình lãnh đạo


Lãnh đạo của những lãnh đạo là một công việc được thực hiện bằng vòng tròn liên tục. Đầu tiên là Quan tâm tới đồng nghiệp. Tiếp theo, nhà lãnh đạo sẽ Học hỏi lẫn nhau, rồi Đánh giá và Đóng góp thêm ý kiến. Sau khi đóng góp, nhà lãnh đạo Diễn đạt những điều ấy để truyền cảm hứng và nhiệt huyết. Sau đó mới Lãnh đạo và tiến tới Thành công.

Sách Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie
Sách Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie

Dale Carnegie đã rất thành công khi xuất bản cuốn sách Đắc Nhân Tâm. Với ông, việc đối xử người với người là tối quan trọng trong xã hội. Ông luôn hướng tới những giá trị nhân văn, những điểm tốt đẹp nơi con người, nhìn sâu vào ưu điểm của họ mà không đánh giá chủ quan, phiến diện hay định kiến. Chính điều đó sẽ giúp những người xung quanh của bạn chiến thắng và chính bạn cũng chiến thắng. Trong một tổ chức, mỗi cá nhân thành công sẽ mang tới một tổ chức thành công.
Như vậy, trước khi lãnh đạo đồng nghiệp của mình, nhà lãnh đạo nên cố gắng hoàn thành chu trình lãnh đạo – một chu trình liên tục và kéo dài chứ không chỉ là việc lãnh đạo tại một thời điểm.

Nguyên tắc 2: Hoàn thiện lãnh đạo đồng cấp trước khi cạnh tranh với họ


Thành công của tập thể quan trọng hơn thành công cá nhân. Mặc dù trong một tổ chức, chúng ta cần cả sự cạnh tranh và tinh thần tập thể để giành chiến thắng. Hai yếu tố này nếu được ở vị thế cân bằng thì đó là một tập thể tuyệt vời. Làm thế nào để trạng thái hoàn thiện chuyển sang trạng thái cạnh tranh và ngược lại. Đó chính là câu hỏi cho nguyên tắc Hoàn thiện lãnh đạo đồng cấp trước khi cạnh tranh với họ.

Cạnh tranh lành mạnh và công bằng trong công việc là điều...

Trước tiên, nhà lãnh đạo phải hoàn thiện bản thân, biết tư duy phong phú, biết tổ chức và phát triển sự tin cậy giữa các đồng nghiệp với nhau. Cuối cùng từ những phát triển đó, cả tập thể sẽ chiến thắng và càng phát triển hơn những ý tưởng hay ho. Nếu bạn hoàn thiện được mình thì khi làm việc và cạnh tranh bạn sẽ hành động như một người hung – CẠNH TRANH LÀNH MẠNH. Bạn sẽ không nhân danh bất cứ điều gì để làm xấu, cố ý bôi xấu hay đè bẹp họ dưới chân mà chỉ hết sức làm việc để hướng tới thành quả tốt đẹp nhất cuối cùng. Vì cuối mục đích của cạnh tranh là làm đòn bẩy cho chiến thắng của tập thể.

Nguyên tắc 3: Hãy là một người bạn


Theodore Roodevelt khẳng định “Thành phần quan trọng nhất trong công thức thành công là biết cách hòa hợp với mọi người”. Nhà lãnh đạo là một người bạn biết lắng nghe, lắng nghe những băn khoăn, khó khăn của đồng nghiệp để tìn cách cùng giải quyết. Đó cũng là chìa khóa của làm việc nhóm. Bên cạnh những người cũng là lãnh đạo, người quản trị có khiếu hài hước để khiến cho không khí làm việc bớt căng thẳng. Lúc đó họ trở thành một người đồng hành để đi  tới thành công hơn là một nhà lãnh đạo.

Nguyên tắc 4: Tránh đấu đá “chính trị”


Đấu đá “chính trị” ở đây chính là những mưu kế, mối quan hệ mà những người khác sử dụng nó để nịnh nọt các lãnh đạo cấp trên, để đi đường tắt mà thành công. Hãy thông minh nhìn ra đâu là kết quả của một người làm việc theo bản chất, đâu là kết quả của một người làm việc nhờ vào cửa sau. Nhờ vậy, nhà lãnh đạo cũng có thể biết cách đồng nghiệp nào thực sự mới là đồng nghiệp tốt. Nhà lãnh đạo sáng suốt là người lãnh đạo vừa biết im lặng đúng lúc, không tham gia vào các cuộc nói chuyện, cãi vã vụn vặt và biết ủng hộ điều đúng đắn, ngay cả khi nó không được tán thành.

Nguyên tắc 5: Mở rộng vòng tròn quan hệ


Mỗi người trong chúng ta đều chỉ thích nói chuyện và làm việc với người hợp sở thích, hợp cá tính, những người dễ chịu và lạc quan. Nhưng như thế không đủ. Mỗi người đều thích có mối quan hệ với những: người quen biết từ lâu, người có kỉ niệm chung, người quý mến mình. Nhưng chuyện gì xảy ra nếu trong số những người quen biết ấy đột nhiên không thể giúp bạn giải quyết vấn đề. Nếu bạn muốn nhảy vào một thị trường mới, một cuộc điện thoại có thể giúp bạn được không? Bạn có thể nhanh chóng tìm thông tin một nhà hàng tốt nhất ở tại nơi đang công tác để mời khách hàng không? Với mỗi sự kết nối và mở rộng hơn những kết nối ấy, bạn càng tạo thêm sự ảnh hưởng. Đó là điều mà mỗi lãnh đạo đều nên làm và nên làm mỗi ngày.

Nguyên tắc 6: Sẵn sàng công nhận ý tưởng xuất sắc nhất


Trong kinh doanh, tiền vốn không quan trọng. Kinh nghiệm không quan trọng. Bạn có thể có cả hai thứ đó. Cái quan trọng là ý tưởng. Nếu bạn có ý tưởng, bạn có được thứ tài sản thiết yếu nhất và sẽ không còn thứ gì có thể hạn chế khả năng của bạn trong công việc hay trong cuộc sống. Ý tưởng la ftaif sản lớn nhất của bất cứ ai. Những tố chức thành công nhất có lãnh đạo nghĩ ra những ý tưởng vĩ đại. Đó chính là bí quyết khiến những tổ chức đó trở nên vĩ đại. Các lãnh đạo có những ý tưởng xuất sắc cho riêng mình. Nhưng biết cách chấp nhận về nhì để những ý tưởng xuất sắc hơn được thực hiện và cùng cố gắng đổ tâm huyết vào nó lại là một quyết định thông minh, khiến cả tập thể thành công trên mọi phương diện.

Sẵn sàng công nhận ý tưởng xuất sắc nhất

Nếu bạn khao khát ý tưởng hay chiến thắng, hãy bênh vực những người sáng tạo và những cống hiến của họ cho tổ chức. Khi bạn phát hiện ra những đồng nghiệp sáng tạo, hãy ủng hộ, khích lệ và bảo vệ họ. Những thực thực dụng thường bắn rơi những ý tưởng của người sáng tạo. Nhà lãnh đạo phải là người trân trọng sự sáng tạo. Họ có thể giúp những người sáng tạo xung quanh họ phát triển và liên tục sản sinh ra các ý tưởng có lợi cho tổ chức.

Nguyên tắc 7: Đừng cố hoàn hảo


Người lãnh đạo hoàn hảo chính là người không cố tỏ ra mình thực sự hoàn hảo. Họ thừa nhận khuyết điểm của mình và cố gắng hoàn thiện nó. Họ lắng nghe ý kiến từ người khác và tiếp thu chúng. Họ không biết tuốt nhưng luôn học hỏi. Nhà thơ kiêm giảng viên trường Đại học Harvard, Horbert Hillyer nói: “Chủ nghĩa hoàn hảo là một suy nghĩ nguy hiểm trong một thế giới không hoàn hảo. Cách tốt nhất là quên đi những nghi ngờ và bắt tay thực hiện công việc. Nếu bạn cố gắng hết mình, bạn sẽ không có thời gian để lo lắng về thất bại”. Đó là lời khuyên đúng đắn. Nếu bạn luôn cố gắng hết mình, đồng nghiệp sẽ kính trọng bạn. Nếu họ kính trọng bạn, họ sẽ lắng nghe và cho bạn cơ hội. Và đó là nơi bắt đầu sự lãnh đạo.

Lê Trang và Vietnamteamworker.

6/11/15

Như thế nào là một nhà lãnh đạo tài ba

Người lãnh đạo là người làm đúng việc; người quản trị là những người làm việc đúng đắn.


_Warren G. Bennis_


Người lãnh đạo đúng chính là người tự giúp đỡ mình và giúp đỡ cỡ người khác làm đúng việc. Họ định hướng, có tầm nhìn rộng mở, và tạo ra những thứ mới mẻ. Người lãnh đạo chính là người đưa ra một hoạch định tốt để đưa đội của mình chiến thắng bằng đam mê, nhiệt huyết. Trong khi người lãnh đạo định hướng, họ sử dụng kĩ năng quản trị của mình để hướng dẫn mọi người đi đúng hướng và làm việc một cách hiệu quả nhất.

Xem bài Những ngộ nhận của lãnh đạo cấp trung

Trong các đề tài nghiên cứu khác nhau đều cho ra những kết quả nghiên cứu vừa bổ sung vừa hỗ trợ lẫn nhau mà chúng tôi sẽ tổng hợp theo như dưới đây:


Lãnh đạo phải có tầm nhìn.

1. Tầm nhìn rộng mở


Trong kinh doanh, tầm nhìn sẽ giúp bạn quản trị được rủi ro, mang bạn tới những nơi thành công lớn. Tầm nhìn tốt sẽ khiến việc định hướng, xét quyền ưu tiên, mở rộng thị trường trở nên thích hợp hơn

Để kiến tạo một tầm nhìn rộng mở, bạn phải có khả năng phân tích, đánh giá, nhận xét. Bạn có thể sự dụng các lí thuyết phân tích như Five Forrces của Porter, mô hình PEST, mô hình USP, phân tích năng lực cạnh tranh, mô hình SWOT để nghiên cứu từng tình huống, từng trường hợp trong ngành của riếng mình.

Có được sự phân tích kĩ càng đối với thị trường rồi, nhà quản trị phải truyền được cảm hứng đó cho nhân viên, khiến họ cùng nhìn thấy, cùng hiểu, và cùng cảm nhận bức tranh giàu màu sắc về tương lơi và câu chuyện đam mê mới bắt đầu phát huy tác dụng của nó.


Lãnh đạo phải biết động viên và truyền cảm hứng

2. Động viên và truyền cảm hứng


Tiếp nối cho mục đích người quản trị là người truyền cảm hứng cho nhân viên ở bên trên. Chìa khóa thành công cho sự động viên và khích lệ chính là Học thuyết Sự Kì Vọng. Học thuyết này nêu lên 2 điểm chính

Tăng kì vọng từ sự chăm chỉ cho tới kết quả công việc

Tăng kì vọng từ kết quả công việc tới hiệu quả công việc

Để có một kết quả tốt nhất, người quản trị sẽ phải động viên cho nhân viên càng ngày càng làm việc chăm chỉ hơn nữa. Bằng cách nào? Nhà quản trị phải chọn đúng người cho đúng việc, đào tạo nhân viên thật tốt, cung cấp đầy đủ các nguồn lực cần thiết. Để tăng hiệu quả công việc từ một kết quả vốn đã tốt, nhà quản trị biết đo lường chính xác quá trình làm việc, có cơ chế đãi ngộ đối với công việc có kết quả cao và công việc có kết quả cao hơn.


Lãnh đạo nên giám sát, điều hành và quản lý

3. Giám sát – điều hành – quản lí


Một công cụ quản lí rất tốt và rất sát sao mà các nhà quản trị hàng đầu thế giới luôn sử dụng để đánh giá nhân viên của mình chính là quản lí bằng KPIs. KPI chính là Chỉ số Đo lường Hiệu quả công việc. Với mỗi công việc và từng bộ phận, phòng ban khác nhau, ngoài bảng mô tả công việc và trách nhiệm công việc buộc mỗi bộ phận chức năng đều có thì KPIs giống như một chỉ tiêu đi sát vào chi tiết các công việc làm hàng ngày.

Hãy lấy ví dụ từ Phòng Kinh doanh của một công ty như sau:
Chỉ tiêu doanh số mỗi tháng là: 200.000.000đ/ nhân viên kinh doanh
Để thực hiện chỉ tiêu lớn này, Nhân viên kinh doanh đó buộc phải làm các công việc sau: gọi điện thăm hỏi khách hàng, gặp mặt khách hàng trực tiếp, gửi email khách hàng, gửi thư tay khách hàng,… Để đi sát hơn vào các công việc này, nhà quản trị sẽ đề ra chỉ tiêu cho từng công việc nhỏ
Gọi điện thăm hỏi khách hàng: 3 khách hàng/ ngày
Gặp mặt khách hàng mới: 5 khách hàng/ ngày

Cách quản lí nhân viên bằng KPI sẽ giúp nhà quản trị đi sát hơn vào công việc của từng nhân viên. Như vậy, nhà quản trị dễ dàng hỗ trợ nhân viên xử lí rủi ro bất ngờ xảy ra nhanh chóng, kịp thời.


Một lãnh đạo tốt phải biết đào tạo nhân viên của mình

4. Đào tạo và xây dựng đội nhóm


Phát triển cá nhân nói riêng và phát triển nhóm nói chung luôn là những hoạt động song song rất quan trọng. Cá nhân tốt, tổ chức tốt. Tổ chức tốt, công việc sẽ hiệu quả. Nhà quản trị phải biết nhìn ra những tố chất mà mỗi nhân viên đều có mà phát huy và sử dụng nó cho lợi ích của công ty. Đồng thời, nhà quản trị thường xuyên củng cố ưu điểm của nhân viên mình, khắc phục nhược điểm bằng huấn luyện và đào tạo.

Xem bài Team Building là gì , để hiểu rõ hơn về các công cụ xây dựng đội nhóm.

Rất khó để đánh giá một nhà quản trị xuất sắc hay không. Họ có thể làm được cùng một lúc bốn công việc trên hoặc có thể làm hơn, làm ít đi phụ thuộc vào tính chất của tổ chức và nhóm làm việc của mình. Nhưng tôi tin, một lãnh đạo tuyệt vời phải là một lãnh đạo biết kết hợp tất cả các khả năng cá nhân vào thành một khối sức mạnh đoàn kết khổng lồ.

Lê Trang và Vietnamteamworker.

6/7/15

Những ngộ nhận của lãnh đạo cấp trung và 5 bài học không bao giờ cũ

Khi có dịp biết về những nhà lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới, có lẽ bạn cũng không khỏi băn khoăn và dành thời gian nhiều để suy nghĩ về vai trò, vị trí của mình trong công việc lẫn đám đông. Hẳn nhiên là bạn cũng không thoát khỏi những ám ảnh rằng, bạn đang ở đâu trong tổ chức, công ty của bạn và bạn đang kiểm soát được những gì, hay có dấu ấn nào trong đám đông nơi mình hiện diện. 

Những nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới và ngộ nhận của các lãnh đạo cấp trung.

Có hai điều hiển nhiên luôn xảy ra trong cuộc sống của chúng ta, dù đang ở bất kỳ đám đông nào hay đang làm việc trong bất kỳ công ty nào hoặc đang hoạt động trong bất kỳ tổ chức nào là:

Càng thành công, bạn bị vấn đề về vai trò và vị trí ám ảnh càng lớn.

Hoặc 

Càng thất bại, bạn càng bị dằn vặt về vai trò cũng như vị trí của mình càng nhiều.

Nếu bạn đang rơi vào tình trạng trên, vài ghi chú tổng hợp hữu ích sau đây sẽ giúp bạn nhanh định thần và chóng xác định lại được phương hướng, để mau tiến tới sự hoàn thiện cũng như thành công trong vai trò lãnh đạo hơn.

Đọc bài Kỹ năng của người quản lý đội nhóm của chúng tôi để phân biệt sự khác nhau giữa Lãnh Đạo và Quản Lý.

1. Bài học về kinh nghiệm


Bạn đang là một nhân viên bình thường, một lãnh đạo bậc trung bình thường, rất có nhiều khi bạn tự nhận định rằng “ nếu mình là sếp, chắc chắn mình đã giải quyết vấn đề đó hiệu quả hơn”. Hay khi bạn đang là một trưởng phòng, một trưởng nhóm, bạn lại cho rằng “ nếu mình là giám đốc, mình đã xử lý việc đó tốt hơn như thế”. Tuy nhiên, một thực tế chứng minh ngược lại, khi bạn trở thành lãnh đạo đội nhóm, phòng, ban hay khi bạn là giám đốc, những kết quả bạn dành được không khác gì nhiều so với cấp trên của mình hay giám đốc của mình đã từng làm, ít nhất là ở một giai đoạn nào đấy. Và bạn chỉ cải thiện được điều đó khi đã trải qua sự việc, hoặc đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho mình sau không ít lần vã mồ hôi, sôi máu và nước mắt… 

Bài học về kinh nghiệm của một lãnh đạo cấp trung
"nếu như tôi là một lãnh đạo..."

Trong nhiều sách và tài liệu hay các bài học về kỹ năng lãnh đạo, ít nhất là hơn một lần bạn sẽ được nghe nhắc tới nhân vật Carly Fiorina của Mỹ. Bà từng là một nhà giám đốc điều hành được đánh giá là quyền lực nhất trong tài chính kinh tế của đất nước này vào những năm 1999 đến 2004. Tuy nhiên, bà cũng từng phải đối mặt với thất bại nặng nề khi dự án sát nhập Compaq vào HP sau 2 năm không hiệu quả. Bài học thực tế này là một sự nhắc nhở mang tính điển hình cho bất cứ ai đang ở vai trò lãnh đạo, hay đang tiến thân để đạt mục tiêu này. Khoan hãy nói về việc, bạn sẽ xử lý tốt hơn sếp của mình, bởi ngay cả khi sếp bạn là người nhiều kinh nghiệm vẫn còn phải học hỏi thêm và trải nghiệm nhiều hơn để đảm bảo việc lãnh đạo của bản thân được hoàn thiện. Vì vậy, bạn cần phải nhớ rằng, không nên “giả sử..” hay “nếu như tôi là sếp…”, hãy luôn tâm niệm bất cứ ai cũng phải biết mình có kinh nghiệm gì, như thế nào và cần học hỏi thêm những gì. Điều này thực sự rất quan trọng, nó góp phần không nhỏ giúp bạn thành công trong vai trò lãnh đạo không chỉ ở bậc trung. 

2. Bài học về chức vị


Tôi có vài người quen, khi mới biết nhau, họ ở cương vị là trưởng phòng, nhưng 5 năm sau gặp lại họ cũng vẫn ở vị trí đó. Bên cạnh đó, cũng có vài người, họ rất thành công ở cương vị là lãnh đạo nhóm đến trưởng phòng qua quá trình dài phấn đấu trong sự nghiệp, song khi đến chức vị cao hơn là giám đốc của chính công ty mình sáng lập, thì hoạt động chả được bao lâu, đành phải tuyển người cho vị trí này thay mình, bởi bản thân thất bại khi những tưởng rằng, mình làm trưởng phòng tốt như thế, chắc chắn sẽ là một giám đốc tốt.

Bài học về ngộ nhận chức vị của lãnh đạo
Chức vị không phải lúc nào cũng là công cụ tốt để làm lãnh đạo.

Chức vị rất quan trọng với mọi người, vì hầu như ai cũng cho rằng một chức vị tốt, sẽ giúp họ lãnh đạo thành công. Thực tế điều này không luôn luôn đúng, bởi bạn phấn đấu để trở thành một lãnh đạo thì thành công, nhưng đến khi lãnh đạo thực sự thì lại thất bại trong chính vai trò đó.

Giải pháp cho thực tế này là gì? Có câu nói “ Vai trò lãnh đạo là do bạn lựa chọn, chứ không do vị trí bạn đang ngồi.” Điều này nhấn mạnh rằng, bạn có tầm ảnh hưởng như thế nào đến những người mà mình lãnh đạo họ, quan trọng hơn việc đang nắm chức vị gì. Vị trí không mang lại cho bạn tầm ảnh hưởng như bạn tưởng, nhưng tầm ảnh hưởng có thể mang lại hiệu quả mà bạn không ngờ đến. Việc đó giúp bạn củng cố vị trí, thậm chí là thay đổi vị trí mà bạn đang nắm giữ trong tương lai. Tuy nhiên làm thế nào để có tầm ảnh hưởng, điều đó sẽ phụ thuộc vào việc nhân viên cấp dưới có thích làm việc với bạn không, họ có quý trọng bạn không và có thực tâm chịu sự lãnh đạo của bạn hay không. Nếu không, thì bạn hãy xem chừng để cải thiện lại tình hình nhé. Đấy là việc gấp rút mà bạn cần phải bắt tay vào làm ngay, thay vì trăn trở “lý ra mình ở vị trí này, mình bảo, thì bọn họ (cấp dưới) phải nghe mình chứ”. 

Hãy nhớ rằng, đôi khi tầm ảnh hưởng của bạn trong công ty và trong đám đông, sẽ làm tăng tiếng nói của bạn, nâng cao uy tín của bạn, cũng như nó khiến người khác nghe bạn nhiều hơn là bởi vị trí mà bạn đang đảm trách. 

Đọc thêm bài 5 cấp độ lãnh đạo và ngộ nhận về chức vị để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

3. Bài học về mục tiêu


Đừng đợi khi trở thành lãnh đạo, mới học cách lãnh đạo. 

Bài học về muc tiêu của một lãnh đạo cấp trung

Đây là bài học kinh điển mà không có một cuộc thảo luận, hay bài học về kỹ năng lãnh đạo nào không đề cập tới. Có thể, bạn đã và đang phấn đấu để trở thành một lãnh đạo, song bạn có tập trung vào việc, làm thế nào để lãnh đạo thành công, hay chỉ cố gắng nỗ lực lên làm lãnh đạo đã, rồi sẽ biết cách lãnh đạo sau. Thực tế cho thấy là, đa phần các lãnh đạo bậc trung được giao quyền, giao chức vị khi họ làm việc chuyên môn tốt. Họ được đề bạt vì chuyên môn trước hết, chứ không phải cấp trên nhìn thấy họ có khả năng lãnh đạo đội nhóm mà trao quyền. Vì thế, không ít người cứ loay hoay mãi, trăn trở mãi làm thế nào để quản lý đám nhân viên dưới mình hiệu quả. Họ mãi phải đương đầu một bài toán cộng, gồm việc chịu áp đặt về chỉ tiêu công việc chuyên môn cho bản thân và đối phó với nhân viên dưới quyền (đối phó chứ không phải chỉ huy, cộng tác). Không ít lần họ phải vã mồ hôi vì bài toán quản lý lãnh đạo của mình, kèm theo là việc ôm đồm cả mớ việc chuyên môn lỉnh kỉnh, mà lý ra một người quản lý cấp trung lãnh đạo tốt, không phải vất vả như vậy. 

Vì thế, cho dù là bạn có mong muốn hay phấn đấu trở thành một lãnh đạo cấp trung, hãy kèm theo công việc chuyên môn là những kỹ năng và bài học cần thiết về cách lãnh đạo nhân viên dưới quyền như thế nào. Điều này giúp bảo đảm cho bạn, khi chạm tay hay điều hành công việc, cũng như đảm đương trách nhiệm ở thực tế, bạn không phải đối mặt với việc thất bại trong vai trò lãnh đạo mà mình có được. 

4. Bài học về tầm ảnh hưởng


Tôi đã từng tiếp xúc với nhiều CEO, giám đốc trong lĩnh vực du lịch. Họ từ các công ty bạn, đối tác cả trong nước lẫn nước ngoài. Tôi khám phá ra rằng, họ điều hướng công việc thành công, không chỉ ở việc họ giỏi chuyên môn, mà ở cả việc, họ đã giúp các giám đốc bộ phận, các trưởng phòng, trưởng nhóm thành công như thế nào. Tôi đã tự đặt ra câu hỏi, tại sao các lãnh đạo cấp trung, lại không áp dụng bài học tương tự vào vai trò quản lý ở cấp bậc của mình. 

Bài học về tầm ảnh hưởng của một lãnh đạo

Nếu bạn đang là quản lý bậc trung, thì có lẽ, bên cạnh việc phấn đấu cho hiệu quả công việc chuyên môn, để có thể hướng đến vị trí cao hơn hoặc thăng tiến thêm, bạn còn phải quan tâm rất nhiều đến việc, mình ảnh hưởng thế nào đến tình hình chung của công ty, phòng ban và nhân viên cấp dưới. 

Không chỉ nỗ lực để bản thân thành công, mà còn phải luôn ghi nhớ, trong thành công của bản thân cũng rất nhiều phần trăm nhờ đến thành công của nhân viên cấp dưới nữa. Vậy nên, thay vì tập trung chuyên môn công việc của mình quá nhiều, hay đối phó với nhân viên cấp dưới bằng quyền kiểm soát mà vị trí mang lại, hãy hết mình giúp cho nhân viên cấp dưới thành công trong vai trò của họ, thì chắc chắn tầm ảnh hưởng của bạn đến mọi khía cạnh sẽ lớn hơn gấp nhiều lần. Tầm ảnh hưởng này luôn là nền tảng chắc chắn để củng cố cho vị trí của bạn.

5. Bài học về khả năng


Trong thời gian gần đây, trên kênh truyền hình Star World có phát sóng bộ phim khá nổi tiếng Scandal của Mỹ. Bộ phim xoay quanh chủ đề chính trị, những hoạt động diễn ra bên trong và quanh Nhà Trắng, tình tiết khá gay cấn và hấp dẫn. Bộ phim được rất đông đảo khán giả yêu mến theo dõi và không bỏ sót một tình tiết nào, bởi điều thú vị thể hiện trong phim, không phải tập trung ở nhân vật lãnh đạo cấp cao là tổng thống, mà lại xoáy sâu vai trò của những người bên cạnh ông – những người lãnh đạo bậc trung. 

Có thể đây là một ví dụ không chính thống về bài học khả năng trong lãnh đạo, xong nó có thể là một cách nhìn khác về vai trò lãnh đạo cấp trung ít nhiều từ thực tế, được truyền tải lên phim. Từ xưa đến nay, người ta thích và thường xuyên đề cập đến vai trò của những người lãnh đạo cấp cao, còn lãnh đạo bậc trung chỉ là những cái bóng mờ nhạt, ít khi được xướng danh. Trong khi, sự thành công của một lãnh đạo cấp cao, nhất thiết phải nhờ đến sự hiện diện của các lãnh đạo bậc trung. Có điều, cũng như việc không được xướng danh, nhiều người luôn không hài lòng về vị trí bậc trung của mình, mà luôn muốn phải là vị trí cao hơn thì mới xứng, hoặc phải là lãnh đạo cấp cao thì mình mới phát huy hết khả năng mà mình cho rằng, bản thân mình đang sở hữu mà chưa khai thác hết.

Tâm lý như trên rất phổ biến, nhưng ít ai chịu nhìn nhận rằng, khả năng phù hợp sẽ mang lại thành công lớn lao hơn, chứ không phải ở vị trí cao nhất, mình mới phát huy được hết khả năng. Nếu bạn đang đảm trách vị trí lãnh đạo bậc trung, thì trước hết, phải hiểu khả năng mình có gì và thực hiện vai trò lãnh đạo bậc trung trong khả năng tối đa mình, rồi sau đó hãy nghĩ đến vai trò lãnh đạo cao hơn. Bởi nếu bạn lãnh đạo ở bậc trung không thành công, thì hẳn nhiên, bạn không thể bảo đảm đủ khả năng để thành công ở vai trò cao hơn.

Sài Gòn, 8/6/2015
Lê Trang và Vietnamteamworker.

    Logo Vietnam Teamwork

    Việt Nam Teamwork là một blog chia sẻ, chúng tôi hy vọng sẽ mang lại cho các bạn một cái nhìn mới mẻ về công cụ team building, một trong những phương pháp hiệu quả nhất để quản lý và phát triển sức mạnh nhân sự trong tổ chức của mình.


    Protected by Copyscape Duplicate Content Detection Software
    DMCA.com Protection Status
    Viet Nam Teamwork là sản phẩm của Golden Team Media trực thuộc Golden Team Building.