7/28/15

Niềm tin trong làm việc nhóm, trước hết phải tin chính mình

Anatole France – một nhà văn học Pháp vĩ đại của thế kỷ 20 đã từng nói “Để làm được những điều lớn lao, chúng ta không những phải hành động mà còn phải mơ mộng, không những phải lên kế hoạch mà còn phải có niềm tin”. Đây là một câu nói thật sâu sắc, nhấn mạnh về niềm tin, rất phù hợp để các bạn trẻ nghiền ngẫm khi bắt tay cùng làm việc chung trong một đội nhóm nào đó.

Niềm tin trong làm việc đội nhóm trước hết là niềm tin vào chính bạn. Bạn có đủ thứ cho công việc từ hoài bão ước mơ, đến cách để biến ước mơ thành sự thật, nhưng bạn không tin vào bản thân để có thể thực hiện, thì hẳn nhiên, rất khó lòng để biến một ước đó trở thành hiện thực. Quay trở lại với nhà văn Anatole France, hành trình trở thành một nhà văn có tiếng tăm hay mang đến cho Ông giải Nobel Văn học danh giá, là một hành trình nhiều khó khăn thử thách. Trong đó, khó khăn nhất là việc đấu tranh với chính mình, lập trường của mình, để thay đổi từ cách viết về cuộc sống con người thời Trung Cổ hay Phong Kiến sang xã hội đương đại. Và kết quả, chính niềm tin vào bản thân trong sự thay đổi, đã làm cho Anatole France trở thành nhà văn có những tác phẩm văn học xuất chúng về chủ nghĩa nhân văn sâu sắc, mà thế giới phải công nhận.
Xem thêm bài: 10 nguyên tắc khi làm việc nhóm
Ví dụ điển hình từ chính cuộc sống của nhà văn Anatole France, có thể sẽ không khiến bạn quá chú ý, vì nó có vẻ hơi xa rời hiện thực, ít nhất là ở nhận định chủ quan của một người trẻ sống ở thế kỷ 21. Tuy nhiên, một điều cam đoan rằng, niềm tin mà Anatole France nói đến, không chỉ gói gọn ở sự tin tưởng chính bản thân mà còn nhân rộng ra nhiều hơn nữa. Đó là niềm tin vào mục tiêu, tin vào sự phấn đấu và tin vào cả người khác. Dù là cuộc sống hay công việc thời hiện đại, cũng luôn đòi hỏi phải có niềm tin này và khái niệm niềm tin mà Anatole France nói đến vẫn có giá trị nhất định, vẫn rất phù hợp. 

Rất nhiều người trong cuộc sống hiện đại, ở thế kỷ 21 này, đã một cách vô tình, đi theo đúng định hướng niềm tin mà Anatole France nói đến và đã rất thành công. Họ không chỉ tin vào khả năng của bản thân, mà còn tuyệt đối tin tưởng cộng sự của mình và niềm tin này đã góp phần lớn lao để đưa công việc của họ và đội nhóm của họ gặt hái được kết quả mĩ mãn. Amazing Wedding Cake – một chương trình truyền hình thực tế của Mỹ đã chinh phục hàng triệu triệu người yêu thích bánh ngọt trên toàn thế giới. Nó cũng mang lại cảm hứng, là tiền đề cho rất nhiều người làm việc đội nhóm dám hành động, dám đưa ra kế hoạch, dám tin tưởng vào mình, tin tưởng đồng đội để có được thành công như mơ ước. Ở chương trình Amazing Wedding Cake, bạn có thể nhìn thấy những đội nhóm làm việc với đam mê khá lớn, thành công của những đội nhóm này hoàn toàn không thể thiếu được niềm tin, nhất là niềm tin vào đồng đội. Những người lãnh đạo, quản lý, trưởng nhóm và cả nhân viên trong các tiệm bánh cưới hàng đầu của Mỹ này như Cake Alchemy, Cake Divas, Cake Girls, Christopher Garren’s Cake,…họ không chỉ có niềm tin vào tài năng, kinh nghiệm, khả năng, niềm đam mê của bản thân, mà họ còn rất tin tưởng vào đồng đội của mình. Chính vì thế, họ đã hiện thực hóa được không chỉ ước mơ công việc hay đam mê của riêng cá nhân họ, mà còn biến ước muốn của khách hàng và những người yêu bánh ngọt thực hiện được cả ước mơ của mình, qua những chiếc bánh rất thông dụng phổ biến hàng ngày, từ đơn giản thành lộng lẫy đến tinh tế sang trọng nhất. 

Hãy tin vào chính mình

Câu nói về niềm tin của Anatole France, được đúc kết từ chính hành trình mà Ông đã đi để đến được thành công lớn. Hẳn là câu nói này, áp dụng trong cuộc sống hiện đại, cho nhiều hoàn cảnh, nhiều khía cạnh, giá trị của nó không hề thay đổi. Chính Anatole France là mẫu điển hình cho sự thành công khi có niềm tin cá nhân, và chính những chiếc bánh lừng danh từ chương trình truyền hình thực tế Amazing Wedding Cake là biểu trưng thành công cho niềm tin đồng đội. Bởi yếu tố niềm tin này, nhất là tin vào những người đồng hành cùng bạn, đồng đội của bạn, sẽ mang đến cho bạn không chỉ thành công trong làm việc đội nhóm, mà còn có thể hiện thực hóa nhiều ước mơ khác mà bạn đang ấp ủ.


Lê trang và Viet Nam teamwork

Niềm tin trong làm việc nhóm, trước hết phải tin chính mình

Anatole France – một nhà văn học Pháp vĩ đại của thế kỷ 20 đã từng nói “Để làm được những điều lớn lao, chúng ta không những phải hành động mà còn phải mơ mộng, không những phải lên kế hoạch mà còn phải có niềm tin”. Đây là một câu nói thật sâu sắc, nhấn mạnh về niềm tin, rất phù hợp để các bạn trẻ nghiền ngẫm khi bắt tay cùng làm việc chung trong một đội nhóm nào đó.

Niềm tin trong làm việc đội nhóm trước hết là niềm tin vào chính bạn. Bạn có đủ thứ cho công việc từ hoài bão ước mơ, đến cách để biến ước mơ thành sự thật, nhưng bạn không tin vào bản thân để có thể thực hiện, thì hẳn nhiên, rất khó lòng để biến một ước đó trở thành hiện thực. Quay trở lại với nhà văn Anatole France, hành trình trở thành một nhà văn có tiếng tăm hay mang đến cho Ông giải Nobel Văn học danh giá, là một hành trình nhiều khó khăn thử thách. Trong đó, khó khăn nhất là việc đấu tranh với chính mình, lập trường của mình, để thay đổi từ cách viết về cuộc sống con người thời Trung Cổ hay Phong Kiến sang xã hội đương đại. Và kết quả, chính niềm tin vào bản thân trong sự thay đổi, đã làm cho Anatole France trở thành nhà văn có những tác phẩm văn học xuất chúng về chủ nghĩa nhân văn sâu sắc, mà thế giới phải công nhận.
Xem thêm bài: 10 nguyên tắc khi làm việc nhóm
Ví dụ điển hình từ chính cuộc sống của nhà văn Anatole France, có thể sẽ không khiến bạn quá chú ý, vì nó có vẻ hơi xa rời hiện thực, ít nhất là ở nhận định chủ quan của một người trẻ sống ở thế kỷ 21. Tuy nhiên, một điều cam đoan rằng, niềm tin mà Anatole France nói đến, không chỉ gói gọn ở sự tin tưởng chính bản thân mà còn nhân rộng ra nhiều hơn nữa. Đó là niềm tin vào mục tiêu, tin vào sự phấn đấu và tin vào cả người khác. Dù là cuộc sống hay công việc thời hiện đại, cũng luôn đòi hỏi phải có niềm tin này và khái niệm niềm tin mà Anatole France nói đến vẫn có giá trị nhất định, vẫn rất phù hợp. 

Rất nhiều người trong cuộc sống hiện đại, ở thế kỷ 21 này, đã một cách vô tình, đi theo đúng định hướng niềm tin mà Anatole France nói đến và đã rất thành công. Họ không chỉ tin vào khả năng của bản thân, mà còn tuyệt đối tin tưởng cộng sự của mình và niềm tin này đã góp phần lớn lao để đưa công việc của họ và đội nhóm của họ gặt hái được kết quả mĩ mãn. Amazing Wedding Cake – một chương trình truyền hình thực tế của Mỹ đã chinh phục hàng triệu triệu người yêu thích bánh ngọt trên toàn thế giới. Nó cũng mang lại cảm hứng, là tiền đề cho rất nhiều người làm việc đội nhóm dám hành động, dám đưa ra kế hoạch, dám tin tưởng vào mình, tin tưởng đồng đội để có được thành công như mơ ước. Ở chương trình Amazing Wedding Cake, bạn có thể nhìn thấy những đội nhóm làm việc với đam mê khá lớn, thành công của những đội nhóm này hoàn toàn không thể thiếu được niềm tin, nhất là niềm tin vào đồng đội. Những người lãnh đạo, quản lý, trưởng nhóm và cả nhân viên trong các tiệm bánh cưới hàng đầu của Mỹ này như Cake Alchemy, Cake Divas, Cake Girls, Christopher Garren’s Cake,…họ không chỉ có niềm tin vào tài năng, kinh nghiệm, khả năng, niềm đam mê của bản thân, mà họ còn rất tin tưởng vào đồng đội của mình. Chính vì thế, họ đã hiện thực hóa được không chỉ ước mơ công việc hay đam mê của riêng cá nhân họ, mà còn biến ước muốn của khách hàng và những người yêu bánh ngọt thực hiện được cả ước mơ của mình, qua những chiếc bánh rất thông dụng phổ biến hàng ngày, từ đơn giản thành lộng lẫy đến tinh tế sang trọng nhất. 

Hãy tin vào chính mình

Câu nói về niềm tin của Anatole France, được đúc kết từ chính hành trình mà Ông đã đi để đến được thành công lớn. Hẳn là câu nói này, áp dụng trong cuộc sống hiện đại, cho nhiều hoàn cảnh, nhiều khía cạnh, giá trị của nó không hề thay đổi. Chính Anatole France là mẫu điển hình cho sự thành công khi có niềm tin cá nhân, và chính những chiếc bánh lừng danh từ chương trình truyền hình thực tế Amazing Wedding Cake là biểu trưng thành công cho niềm tin đồng đội. Bởi yếu tố niềm tin này, nhất là tin vào những người đồng hành cùng bạn, đồng đội của bạn, sẽ mang đến cho bạn không chỉ thành công trong làm việc đội nhóm, mà còn có thể hiện thực hóa nhiều ước mơ khác mà bạn đang ấp ủ.


Lê trang và Viet Nam teamwork

7/23/15

Dừng lại một chút, làm cùng nhau và lắng nghe

Hãy bắt đầu bài này bằng câu nói nổi tiếng của Warren Bufett: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Trong công việc và cả trong cuộc sống hàng ngày, làm việc độc lập rất tốt nhưng không phải lúc nào ta cũng chỉ có thể làm việc một mình được thôi. Cảm nhận được mỗi giá trị đạt được, hỗ trợ những người xung quanh, đó chính là bạn đang làm việc nhóm, quản lí công việc nhóm và đạt được kết quả cao nhất.

Làm việc cùng nhau để đi xa hơn


Để làm việc nhóm (teamwork) tốt, trước hết, nhóm làm việc của bạn phải có nhiều cá nhân tốt. Một nhóm làm việc tốt thì mỗi cá nhân cũng phải tốt, và các thành viên phải đoàn kết. Làm sao để đoàn kết? Thấu hiểu nhau? Làm sao để hiểu nhau? Có cùng một mục tiêu chung, suy nghĩ cùng hướng nhau? Làm sao có thể phấn đấu cho một mục đích chung của tổ chức? Hãy thử dừng lại một chút, làm cùng nhau và lắng nghe.

Dừng lại một chút


Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, tri thức của con người được cập nhật, kết nối liên tục, không ngừng nghỉ, mỗi cá nhân đều thu nhận một lượng thông tin khổng lồ trong ngày. Đôi khi, ta hay hoang mang vì số lượng thông tin quá lớn mà quên mất mục tiêu chung của tổ chức. Hãy dành một ít thời gian để ngừng lại, tập trung vào mục tiêu chung. Khi có mục tiêu chung, mỗi người trong nhóm đều có thể cảm nhận chân thực nhất giá trị của tổ chức. Từ đó, mỗi người có thể chia sẻ sứ mệnh chung, giảm tải bớt các công việc cá nhân lại, và mối quan hệ giữa người với người cũng phát triển tốt đẹp hơn.

Làm cùng nhau


Trong tiếng anh, cụm từ làm cùng nhau được biểu hiện bằng một từ “collaborate”, một sự cộng tác. “Collaborate” ở đây còn là sự chia sẻ, hỗ trợ và tận hưởng sức mạnh của sự đoàn kết. Làm việc cùng nhau, chúng ta cũng dễ dàng hơn trong việc thu thập ý tưởng, phát triển ý tưởng và phản biện, tranh luận. Một tầm nhìn được chia sẻ đúng đắn, mỗi cá nhân trong tổ chức có thể hỗ trợ lẫn nhau với từng chuyên môn để hướng tới mục tiêu chung nhanh hơn, chuẩn xác hơn.


Lắng nghe


Chúng ta có một đôi ta để nghe và một cái miệng để nói. Hãy lắng nghe nhiều hơn là nói. Lắng nghe thật kĩ để suy nghĩ thật lâu. Nếu biết lắng nghe, bạn sẽ hiểu được đối phương sâu hơn, tập trung vào việc mình làm tốt hơn. Lắng nghe đồng nghiệp của mình, lắng nghe những khó khăn họ gặp phải trong công việc, lắng nghe chính mình để biết mình phải làm những gì, trong lúc nào. Lắng nghe để nhận lại sự chia sẻ từ người khác, để chính mình trưởng thành và lớn lên trong nhận thức, trong kinh nghiệm,…

Hãy dành thời gian để xây dựng các mối liên hệ giữa đồng nghiệp vững chãi bằng sự cộng tác và lắng nghe. Điều này sẽ giúp tổ chức của các bạn hoạt động hiệu quả hơn. Từ mỗi cá nhân xuất sắc, biết đoàn kết, sẽ tạo nên một tập thể xuất sắc. Chính sự biết sẻ chia là chất keo dính giúp teamwork trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Một bản nhạc huyền thoại luôn được biểu diễn từ nhiều cá nhân tốt nhất cùng nhau.

Lê Trang và Vietnamteamwork.

Dừng lại một chút, làm cùng nhau và lắng nghe

Hãy bắt đầu bài này bằng câu nói nổi tiếng của Warren Bufett: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Trong công việc và cả trong cuộc sống hàng ngày, làm việc độc lập rất tốt nhưng không phải lúc nào ta cũng chỉ có thể làm việc một mình được thôi. Cảm nhận được mỗi giá trị đạt được, hỗ trợ những người xung quanh, đó chính là bạn đang làm việc nhóm, quản lí công việc nhóm và đạt được kết quả cao nhất.

Làm việc cùng nhau để đi xa hơn


Để làm việc nhóm (teamwork) tốt, trước hết, nhóm làm việc của bạn phải có nhiều cá nhân tốt. Một nhóm làm việc tốt thì mỗi cá nhân cũng phải tốt, và các thành viên phải đoàn kết. Làm sao để đoàn kết? Thấu hiểu nhau? Làm sao để hiểu nhau? Có cùng một mục tiêu chung, suy nghĩ cùng hướng nhau? Làm sao có thể phấn đấu cho một mục đích chung của tổ chức? Hãy thử dừng lại một chút, làm cùng nhau và lắng nghe.

Dừng lại một chút


Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, tri thức của con người được cập nhật, kết nối liên tục, không ngừng nghỉ, mỗi cá nhân đều thu nhận một lượng thông tin khổng lồ trong ngày. Đôi khi, ta hay hoang mang vì số lượng thông tin quá lớn mà quên mất mục tiêu chung của tổ chức. Hãy dành một ít thời gian để ngừng lại, tập trung vào mục tiêu chung. Khi có mục tiêu chung, mỗi người trong nhóm đều có thể cảm nhận chân thực nhất giá trị của tổ chức. Từ đó, mỗi người có thể chia sẻ sứ mệnh chung, giảm tải bớt các công việc cá nhân lại, và mối quan hệ giữa người với người cũng phát triển tốt đẹp hơn.

Làm cùng nhau


Trong tiếng anh, cụm từ làm cùng nhau được biểu hiện bằng một từ “collaborate”, một sự cộng tác. “Collaborate” ở đây còn là sự chia sẻ, hỗ trợ và tận hưởng sức mạnh của sự đoàn kết. Làm việc cùng nhau, chúng ta cũng dễ dàng hơn trong việc thu thập ý tưởng, phát triển ý tưởng và phản biện, tranh luận. Một tầm nhìn được chia sẻ đúng đắn, mỗi cá nhân trong tổ chức có thể hỗ trợ lẫn nhau với từng chuyên môn để hướng tới mục tiêu chung nhanh hơn, chuẩn xác hơn.


Lắng nghe


Chúng ta có một đôi ta để nghe và một cái miệng để nói. Hãy lắng nghe nhiều hơn là nói. Lắng nghe thật kĩ để suy nghĩ thật lâu. Nếu biết lắng nghe, bạn sẽ hiểu được đối phương sâu hơn, tập trung vào việc mình làm tốt hơn. Lắng nghe đồng nghiệp của mình, lắng nghe những khó khăn họ gặp phải trong công việc, lắng nghe chính mình để biết mình phải làm những gì, trong lúc nào. Lắng nghe để nhận lại sự chia sẻ từ người khác, để chính mình trưởng thành và lớn lên trong nhận thức, trong kinh nghiệm,…

Hãy dành thời gian để xây dựng các mối liên hệ giữa đồng nghiệp vững chãi bằng sự cộng tác và lắng nghe. Điều này sẽ giúp tổ chức của các bạn hoạt động hiệu quả hơn. Từ mỗi cá nhân xuất sắc, biết đoàn kết, sẽ tạo nên một tập thể xuất sắc. Chính sự biết sẻ chia là chất keo dính giúp teamwork trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Một bản nhạc huyền thoại luôn được biểu diễn từ nhiều cá nhân tốt nhất cùng nhau.

Lê Trang và Vietnamteamwork.

7/22/15

Biết phản biện và tôn trọng phản biện

Khi toàn cầu hóa càng phát huy tác dụng tích cực của nó, việc tự do ngôn luận, tự do tranh cãi ở mọi diễn đàn, mọi thời điểm không còn là rào cản cho tất cả mọi người nữa. Chưa bao giờ, ở Việt Nam, sự tranh cãi nhóm trở nên sôi động và đa dạng đến thế.

Tranh luận có tinh thần xây dựng, biết nhìn ra vấn đề và đặt câu hỏi đúng chỗ, đúng lúc, đó là một nguyên tắc phản biện mà ở bất kì tập thể lớn nhỏ nào đều phải có và duy trì nó. Trong một nhóm làm việc, trong công ty, ở văn phòng, phản biện chính là một bước đầu tiên cho các cuộc cách mạng ý tưởng, tạo nên sự sáng tạo, kích thích mỗi cá nhân bộc lộ khả năng của mình. Quyền được phản biện trong mỗi buổi họp, mỗi môi trường làm việc nhóm luôn luôn được đề cao.

Phản biện và tôn trọng phản biện

Xem thêm bài: 10 nguyên tắc phải ghi nhớ khi làm việc nhóm để tìm hiểu 9 nguyên tắc còn lại.

Tại sao phải phản biện và tôn trọng phản biện ?


“Càng tranh luận, chúng ta càng xa rời chân lí”. Vạn vật có thể thay đổi liên tục, từ trạng thái này đến trạng thái khác. Chúng ta không thể nhìn vạn vật bằng đôi mắt cố định hay bất động. Một thời, tất cả mọi người đều tin Mặt trời quay xung quanh Trái Đất. Giả sử, nếu nhà khoa học ngày đấy không tự đặt lại một câu hỏi ngược “Trái Đất có thể quay xung quanh mặt trời không? Tại sao? Nguyên lí hoạt động như thế nào?”… thì chắc đến tận bây giờ chúng ta vẫn cứ ngu muội trong thứ được gọi là chân lí sai lầm ấy.

Một người tuyên bố ra bất cứ điều gì, đừng nên mặc cảm nếu chính mình hoặc đồng nghiệp mình nói không đúng. Chúng ta có thể sửa sai giúp nhau, tìm ra cái đúng đắn sớm hơn. Chúng ta cẩn thận phản biện đối phương và điều chỉnh ngay nếu các lập luận sai trái, phi logic. Các đồng nghiệp sẽ chỉ ra cho nhau biết được chỗ nhầm lẫn, non kém, và nghịch lí mà đối phương mắc phải. 

Kant, một nhà triết học, sử dụng câu slogan “Hãy dám biết” để kích thích mọi người phản biện, tranh luận lẫn nhau. Ông nói, đó mới là lúc chúng ta dùng đầu óc của mình, chúng ta vận động và trưởng thành khỏi những điều cũ kĩ, được sắp đặt trước.

Làm thế nào để tránh rơi vào ngụy biện


Phản biện khác với ngụy biện. Phản biện thể hiện một cuộc tranh luận có chất lượng và ý nghĩa, các ý kiến mang tính xây dựng, đóng góp, chứ không chủ quan, cá nhân hay định kiến, chỉ trích nhằm vào đối tượng riêng lẻ hoặc những người đang tham gia tranh luận.

Phản biện sử dụng tính logic và các nguyên tắc của logic học để đưa ra quan điểm có thể đồng thuận hoặc trái với ý kiến ban đầu, nhưng không nhằm mục đích công kích cá nhân, sử dụng quyền lực, lợi dung cảm tính hay đánh đồng.

Có rất nhiều kiểu phản biện dễ sa vào ngụy biện, như cố ý công kích cá nhân : “Anh theo học một trường nhà giàu. Do đó, anh là người có tiền, anh ngạo mạn kiểu có tiền. Anh không bao giờ thấu hiểu về sự nghèo khổ”. Thay vì chỉ trích cá nhân ngạo mạn, người phản biện đúng không được đánh đồng đối phương, do không trải qua hoàn cảnh tương tự nên không thể nào đồng cảm, mà người phản biện nên lấy những ví dụ thực tế khách quan chứng minh quan điểm của mình khác quan điểm của đối phương.

Để tránh hình thức ngụy biện sai lầm, chúng ta hiểu về tính logic và một số nguyên tắc sai logic căn bản. Đặt câu hỏi đúng vấn đề và mục đích ban đầu đề ra. Đừng lấy cá nhân, định kiến để đưa ra quan điểm phản biện. Không thay đổi chủ đề bằng những luận điểm cá trích, những luận điểm nhằm đánh lạc hướng đối phương,…

Chương trình truyền hình thực tế The Big Debate
Chương trình truyền hình thực tế The Big Debate (tạm dịch: Tranh Luận) - thu hút rất nhiều lượt xem.

Tôn trọng phản biện


Trong bối cảnh làm việc của người Việt Nam, chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa phong cách phản biển đúng đắn trong môi trường làm việc, để đầy lùi các định kiến, các suy nghĩ lối mòn xuất hiện từ trước. Ngụy biện, ban đầu nghe có vẻ hợp lí, nhưng thực chất lại rất cảm tính, không có tính đóng góp và vô nghĩa trong tinh thần xây dựng và giải quyết vấn đề chung.

Chúng ta cần để cho phản biện phát triển theo hướng tích cực. Tức là đưa nó thành một công cụ được sử dụng đúng cách trong môi trường xây dựng của tổ chức, tránh sự nhàm chán mỗi cuộc họp, kẻ nói người nghe mà không có tương tác qua lại. 

Phản biện chính là đi tìm sự nghi vấn, làm lay chuyển những định kiến và kiểm chứng lại niềm tin sẵn có. Phản biện chính la vừa tỉnh táo vừa lắng nghe người khác nói, đó là tinh thần lớn nhất của triết học và khoa học. Ứng dụng được phong cách phản biện và luôn phản biện trong môi trường làm việc nhóm nói chung cũng như cá nhân nói riêng, sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp của bạn phát triển vững mạnh.

Lê Trang và Vietnamteamwork.

Biết phản biện và tôn trọng phản biện

Khi toàn cầu hóa càng phát huy tác dụng tích cực của nó, việc tự do ngôn luận, tự do tranh cãi ở mọi diễn đàn, mọi thời điểm không còn là rào cản cho tất cả mọi người nữa. Chưa bao giờ, ở Việt Nam, sự tranh cãi nhóm trở nên sôi động và đa dạng đến thế.

Tranh luận có tinh thần xây dựng, biết nhìn ra vấn đề và đặt câu hỏi đúng chỗ, đúng lúc, đó là một nguyên tắc phản biện mà ở bất kì tập thể lớn nhỏ nào đều phải có và duy trì nó. Trong một nhóm làm việc, trong công ty, ở văn phòng, phản biện chính là một bước đầu tiên cho các cuộc cách mạng ý tưởng, tạo nên sự sáng tạo, kích thích mỗi cá nhân bộc lộ khả năng của mình. Quyền được phản biện trong mỗi buổi họp, mỗi môi trường làm việc nhóm luôn luôn được đề cao.

Phản biện và tôn trọng phản biện

Xem thêm bài: 10 nguyên tắc phải ghi nhớ khi làm việc nhóm để tìm hiểu 9 nguyên tắc còn lại.

Tại sao phải phản biện và tôn trọng phản biện ?


“Càng tranh luận, chúng ta càng xa rời chân lí”. Vạn vật có thể thay đổi liên tục, từ trạng thái này đến trạng thái khác. Chúng ta không thể nhìn vạn vật bằng đôi mắt cố định hay bất động. Một thời, tất cả mọi người đều tin Mặt trời quay xung quanh Trái Đất. Giả sử, nếu nhà khoa học ngày đấy không tự đặt lại một câu hỏi ngược “Trái Đất có thể quay xung quanh mặt trời không? Tại sao? Nguyên lí hoạt động như thế nào?”… thì chắc đến tận bây giờ chúng ta vẫn cứ ngu muội trong thứ được gọi là chân lí sai lầm ấy.

Một người tuyên bố ra bất cứ điều gì, đừng nên mặc cảm nếu chính mình hoặc đồng nghiệp mình nói không đúng. Chúng ta có thể sửa sai giúp nhau, tìm ra cái đúng đắn sớm hơn. Chúng ta cẩn thận phản biện đối phương và điều chỉnh ngay nếu các lập luận sai trái, phi logic. Các đồng nghiệp sẽ chỉ ra cho nhau biết được chỗ nhầm lẫn, non kém, và nghịch lí mà đối phương mắc phải. 

Kant, một nhà triết học, sử dụng câu slogan “Hãy dám biết” để kích thích mọi người phản biện, tranh luận lẫn nhau. Ông nói, đó mới là lúc chúng ta dùng đầu óc của mình, chúng ta vận động và trưởng thành khỏi những điều cũ kĩ, được sắp đặt trước.

Làm thế nào để tránh rơi vào ngụy biện


Phản biện khác với ngụy biện. Phản biện thể hiện một cuộc tranh luận có chất lượng và ý nghĩa, các ý kiến mang tính xây dựng, đóng góp, chứ không chủ quan, cá nhân hay định kiến, chỉ trích nhằm vào đối tượng riêng lẻ hoặc những người đang tham gia tranh luận.

Phản biện sử dụng tính logic và các nguyên tắc của logic học để đưa ra quan điểm có thể đồng thuận hoặc trái với ý kiến ban đầu, nhưng không nhằm mục đích công kích cá nhân, sử dụng quyền lực, lợi dung cảm tính hay đánh đồng.

Có rất nhiều kiểu phản biện dễ sa vào ngụy biện, như cố ý công kích cá nhân : “Anh theo học một trường nhà giàu. Do đó, anh là người có tiền, anh ngạo mạn kiểu có tiền. Anh không bao giờ thấu hiểu về sự nghèo khổ”. Thay vì chỉ trích cá nhân ngạo mạn, người phản biện đúng không được đánh đồng đối phương, do không trải qua hoàn cảnh tương tự nên không thể nào đồng cảm, mà người phản biện nên lấy những ví dụ thực tế khách quan chứng minh quan điểm của mình khác quan điểm của đối phương.

Để tránh hình thức ngụy biện sai lầm, chúng ta hiểu về tính logic và một số nguyên tắc sai logic căn bản. Đặt câu hỏi đúng vấn đề và mục đích ban đầu đề ra. Đừng lấy cá nhân, định kiến để đưa ra quan điểm phản biện. Không thay đổi chủ đề bằng những luận điểm cá trích, những luận điểm nhằm đánh lạc hướng đối phương,…

Chương trình truyền hình thực tế The Big Debate
Chương trình truyền hình thực tế The Big Debate (tạm dịch: Tranh Luận) - thu hút rất nhiều lượt xem.

Tôn trọng phản biện


Trong bối cảnh làm việc của người Việt Nam, chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa phong cách phản biển đúng đắn trong môi trường làm việc, để đầy lùi các định kiến, các suy nghĩ lối mòn xuất hiện từ trước. Ngụy biện, ban đầu nghe có vẻ hợp lí, nhưng thực chất lại rất cảm tính, không có tính đóng góp và vô nghĩa trong tinh thần xây dựng và giải quyết vấn đề chung.

Chúng ta cần để cho phản biện phát triển theo hướng tích cực. Tức là đưa nó thành một công cụ được sử dụng đúng cách trong môi trường xây dựng của tổ chức, tránh sự nhàm chán mỗi cuộc họp, kẻ nói người nghe mà không có tương tác qua lại. 

Phản biện chính là đi tìm sự nghi vấn, làm lay chuyển những định kiến và kiểm chứng lại niềm tin sẵn có. Phản biện chính la vừa tỉnh táo vừa lắng nghe người khác nói, đó là tinh thần lớn nhất của triết học và khoa học. Ứng dụng được phong cách phản biện và luôn phản biện trong môi trường làm việc nhóm nói chung cũng như cá nhân nói riêng, sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp của bạn phát triển vững mạnh.

Lê Trang và Vietnamteamwork.

7/21/15

10 nguyên tắc phải ghi nhớ khi làm việc nhóm

Làm việc đội nhóm là cụm từ thường xuyên được nhắc đến trong công việc ở thời hiện tại. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng, mà rất nhiều các công ty tuyển dụng bạn hay công ty nơi bạn đang làm việc đòi hỏi. Cũng có khá nhiều người thành công khi làm việc đội nhóm, song cũng có không ít người thất bại “thê thảm” đến mức, chỉ muốn được làm việc một mình. Vậy vấn đề cần thiết trong tinh thần làm việc đội nhóm là như thế nào? Hay làm thế nào để làm việc đội nhóm thành công? Nếu bạn đang băn khoăn điều đó, chỉ cần ghi nhận 10 nguyên tắc cơ bản sau đây, chúng sẽ rất giúp bích cho bạn. 

Tin tưởng là yếu tố không thể thiếu khi làm việc theo nhóm.
Tin tưởng là yếu tố không thể thiếu khi làm việc với một nhóm.

1. Sự tin tưởng


Bất kể khi làm việc gì, bạn cũng cần có niềm tin vào bản thân, bởi khi bạn không tin vào bản thân, bạn cũng khó có thể thuyết phục người khác tin tưởng vào bạn hay công việc bạn làm. Tuy nhiên, kết hợp cùng người khác để làm việc, niềm tin vào bản thân không chưa đủ, bạn còn phải tin tưởng vào cả người khác nữa. Cũng chính niềm tin này sẽ giúp bạn và đồng nghiệp hay đồng đội của bạn sát cánh được bên nhau, để cùng xử lý công việc một cách xuôi chèo mát mái hơn, ngay cả khi gặp khó khăn hay rắc rối.  

2. Làm chủ công việc của bản thân


Khi bạn được tuyển dụng vào một ví trí nào cho công việc, bạn luôn phải làm chủ công việc đó và kiểm soát nó trong phạm vi khả năng của mình. Bạn giỏi công việc của bạn, thì chắc chắn công việc sẽ không dễ gì đẩy bạn vào thế bí được. Và trên hết, khi làm chủ được công việc mình đảm đương, chắc chắn bạn còn có thêm mối lợi khác là khiến cho đồng nghiệp, đồng đội thêm phần tin tưởng bạn hơn rất nhiều. Nghe chừng như việc làm chủ công việc của cá nhân có vẻ mang tính một chiều, hoặc nó là điều quá đơn giản hay hiển nhiên phải thực hiện. Tuy nhiên sẽ không thừa khi bạn xác định lại vấn đề này một cách chắc chắn. Nó mang lại lợi ích hai chiều chứ không hẳn chỉ có một chiều như bạn từng nghĩ. 

3. Công nhận và tôn trọng giá trị của người khác


Đây là một trong những nguyên tắc khó thực hiện nhất. Bởi lẽ thường, ai cũng muốn mình là giỏi nhất. Có điều, thực tế không phải như vậy, bạn giỏi chuyên môn của mình, thì đồng nghiệp hay đồng đội của bạn cũng giỏi chuyên môn của họ. Bạn chỉ có thể kết hợp làm việc cùng người khác, khi bạn thừa nhận khả năng của các thành viên còn lại và tôn trọng khả năng đó, bởi đó là giá trị của họ. Không có sự công nhận và tôn trọng này, các thành viên không chỉ khó hòa hợp, mà còn dễ tranh cãi không cần thiết và đẩy công việc cũng như mối quan hệ đi vào những tình huống khó khăn. 

4. Có khả năng phê bình và tiếp nhận phê bình theo hướng tích cực


Xem thêm bài viết liên quan: Biết phản biện và tôn trọng phản biện

Chúng ta có thói quen hay phê bình người khác, bất kể sự phê bình đó có hợp lý hay không. Đôi khi không vừa mắt vừa ý, là chúng ta đã có thể vội vã quy kết chủ quan công việc, khả năng, ý tưởng,…của một ai đó theo chiều hướng không tốt. Nếu vẫn giữ thói quen hay cách hành xử, lối tư duy này, tinh thần đội nhóm khó mà tồn tại. Muốn phê bình ai đó, bạn phải có khả năng phê bình thật sự. Ít nhất, sự phê bình phải là chính xác và khách quan. Đồng thời, bạn cũng phải hiểu, bạn có khả năng phê bình được, thì bạn cũng phải có khả năng chấp nhận lời phê bình của đồng nghiệp hay đồng đội. Lời phê bình luôn có tác dụng riêng của nó, bởi nó có thể giúp bạn nhận diện chính xác hơn về người khác, hay thái độ của họ với bạn, để dễ dàng đối ứng trong công việc hơn. Hơn nữa, cái lợi của những lời phê bình tích cực, chính xác và phù hợp, luôn giúp cải thiện được công việc, tình thế, thậm chí còn có tác động phần nào đó đến hành vi, nhận thức và cả thói quen của con người. Vậy, phê bình cũng rất có lợi đó chứ! 

Chia sẻ là nguyên tắc cần nhớ khi làm việc theo nhóm
Khi thực hiện công việc, việc chia sẻ cũng sẽ giảm bớt áp lực, mà lại tăng hiệu quả.

5. Chia sẻ


Chia sẻ là một yếu tố rất quan trọng trong việc làm việc chung giữa nhiều cá thể. Sự chia sẻ ở đây có thể là chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, chung vai thực hiện công việc, cũng như mục tiêu. Nếu bạn đang nghĩ chia sẻ với đồng đội của mình, sẽ chịu thiệt thòi hay dễ bị xâm phạm hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi, thì nên bỏ ngay ý nghĩ đó càng sớm càng tốt. Trong làm việc đội nhóm, khi chia sẻ, ý tưởng sẽ được gợi mở phong phú đa dạng hơn và ít nhất là nhân đôi. Khi thực hiện công việc, việc chia sẻ cũng sẽ giảm bớt áp lực, mà lại tăng hiệu quả. Và quan trọng là, bạn kiểm soát được công việc của mình, tin tưởng đồng đội, thì sự chia sẻ này chỉ dẫn đến hoàn thành mục tiêu nhanh chóng, chứ không bị xâm phạm hoặc ảnh hưởng quyền lợi. 

6. Hoàn thành đúng trách nhiệm


Khi làm việc chung cùng nhau, ai cũng có phần trách nhiệm của mình. Bạn biết trách nhiệm của bạn ở đâu, cần hoàn thành đúng nó như thế nào và cố gắng hoàn thiện, đồng đội của bạn cũng vậy, hẳn là công việc sẽ trở nên rất suôn sẻ. Mỗi người đều biết trách nhiệm rõ ràng và nỗ lực hoàn thành nó, sẽ giúp công việc chung được cân đối, cũng như trách nhiệm của người này lẫn người kia không chồng chéo, hay lệch cán cân, và áp lực không rơi nhiều hơn vào nơi một thành viên nào cả. Làm được như thế, chắc chắn mọi thứ sẽ tốt hơn rất nhiều. 

7. Giao tiếp

Xem bài: Games Team Building tăng khả năng giao tiếp trong nhóm để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của giao tiếp.
Công việc khác với phạm trù tình cảm hay mối quan hệ xã hội trong cuộc sống của chúng ta ở chỗ, nó luôn được phác thảo, bàn luận và có quá trình thực hiện rõ ràng. Công việc luôn là một đối tượng thực thể, hiện hữu khá rõ, do đó, cần thiết phải có giao tiếp và trao đổi. Đồng đội của bạn không thể đoán hay tin vào thần giao cách cảm, để biết việc bạn đang làm hay dự định, kế hoạch bạn đã, đang hay sẽ làm hoặc ý tưởng bạn muốn đóng góp thực hiện cho công việc. Tất cả đều phải được đưa ra trao đổi cụ thể bằng giao tiếp rất cụ thể. 

8. Nhận biết khả năng của người khác


Nếu bạn giỏi ở một lĩnh vực nào đó có lợi cho công việc, thì bạn cũng nên tin rằng người khác cũng giỏi điều gì đó khác sẽ có ích cho công việc. Khi bạn tin được điều đó, dành thời gian để xem xét khả năng của đồng đội xung quanh, hiển nhiên là bạn xác định được chính xác khả năng đó có lợi cụ thể cho công việc thế nào. Một người chắc chắn không khi nào giỏi tất cả mọi lĩnh vực, mọi thứ. Tài năng của họ ngoài chuyên môn còn ở chỗ, nhận ra, tận dụng và sử dụng đúng tài năng của đồng đội cho công việc chung. Điều này, chắc chắn sẽ giúp cho công việc được hoàn thiện một cách xuất sắc và trọn vẹn. Thêm vào đó, nó còn nâng cao giá trị bản thân cá nhân, tạo được sự tin tưởng từ người khác, củng cố tinh thần đồng đội, làm cho tinh thần đồng đội thêm vững mạnh hơn. 

Hỗ trợ lẫn nhau là yếu tố không thể thiếu khi làm việc nhóm.
Bạn không nên chần chừ khi cần hỗ trợ đồng đội của mình.

9. Luôn sẵn sàng hỗ trợ 


Một trong những nguyên nhân dễ mang đến sự thất bại nhất cho những người làm việc theo đội nhóm là không hỗ trợ đồng đội. Sự không hỗ trợ khi cần thiết này như một lực vô hình khiến mối liên kết trong một đội dễ bị rạn nứt. Vì thế, đã làm việc cùng nhau, bạn không nên chần chừ khi cần hỗ trợ đồng đội của mình. Để hỗ trợ được, thì rất cần bạn phải phá bỏ định kiến, ganh tị, đố kị, hay tin vào tin đồn. Nếu không thì bạn không bao giờ thực hiện thành công nguyên tắc này. 

10. Phân chia nhiệm vụ


Khi có một kế hoạch hay nhiệm vụ công việc theo yêu cầu nào đó, bạn phải hiểu rằng chia đều nhiệm vụ cho mỗi cá nhân là rất cần thiết. Tùy từng vị trí hay khả năng, mỗi thành viên cần nhận nhiệm vụ tương ứng và bảo đảm cân bằng với nhiệm vụ của những thành viên còn lại. Bạn cũng phải tuân thủ nguyên tắc này, nếu không muốn công việc trở nên lộn xộn, sẽ chẳng đảm bảo cho việc cộng tác thành công được. 

Trong đời sống công việc ở thời hiện đại, cũng như việc quản trị nhân sự  “làm việc nhóm” là một yêu cầu nhất thiết phải được thực hiện. Điều này bạn sẽ thấy khá rõ khi mới khởi đầu bằng vài thao tác tìm việc lúc vừa ra trường hay khi đã đi làm. Có một thực tế là, hầu như ai cũng nhấn mạnh mình có tinh thần làm việc đội nhóm, thế nhưng, việc chúng ta hiểu “tinh thần” làm việc theo đội là như thế nào và đi đến đâu, lại hoàn toàn là một chuyện rất khác. Chứng minh cho điều này, không khó tìm những chứng cứ thật là có khá nhiều nhân viên thất bại khi cùng cộng tác làm việc trong đội nhóm ở các công ty. Sự thất bại này là bởi, khái niệm làm việc nhóm với nhiều người thực sự không rõ ràng, hoặc người ta biết nhưng không áp dụng được hay không áp dụng triệt để trong công việc. Vì thế, để chắc chắn bạn hiểu yếu tố làm việc đội nhóm, hay chắc chắn mình có tinh thần làm việc đội nhóm, thì bạn nên thuộc lòng và thực hiện được những nguyên tắc vàng như trên.

Lê Trang và Vietnamteamwork.

10 nguyên tắc phải ghi nhớ khi làm việc nhóm

Làm việc đội nhóm là cụm từ thường xuyên được nhắc đến trong công việc ở thời hiện tại. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng, mà rất nhiều các công ty tuyển dụng bạn hay công ty nơi bạn đang làm việc đòi hỏi. Cũng có khá nhiều người thành công khi làm việc đội nhóm, song cũng có không ít người thất bại “thê thảm” đến mức, chỉ muốn được làm việc một mình. Vậy vấn đề cần thiết trong tinh thần làm việc đội nhóm là như thế nào? Hay làm thế nào để làm việc đội nhóm thành công? Nếu bạn đang băn khoăn điều đó, chỉ cần ghi nhận 10 nguyên tắc cơ bản sau đây, chúng sẽ rất giúp bích cho bạn. 

Tin tưởng là yếu tố không thể thiếu khi làm việc theo nhóm.
Tin tưởng là yếu tố không thể thiếu khi làm việc với một nhóm.

1. Sự tin tưởng


Bất kể khi làm việc gì, bạn cũng cần có niềm tin vào bản thân, bởi khi bạn không tin vào bản thân, bạn cũng khó có thể thuyết phục người khác tin tưởng vào bạn hay công việc bạn làm. Tuy nhiên, kết hợp cùng người khác để làm việc, niềm tin vào bản thân không chưa đủ, bạn còn phải tin tưởng vào cả người khác nữa. Cũng chính niềm tin này sẽ giúp bạn và đồng nghiệp hay đồng đội của bạn sát cánh được bên nhau, để cùng xử lý công việc một cách xuôi chèo mát mái hơn, ngay cả khi gặp khó khăn hay rắc rối.  

2. Làm chủ công việc của bản thân


Khi bạn được tuyển dụng vào một ví trí nào cho công việc, bạn luôn phải làm chủ công việc đó và kiểm soát nó trong phạm vi khả năng của mình. Bạn giỏi công việc của bạn, thì chắc chắn công việc sẽ không dễ gì đẩy bạn vào thế bí được. Và trên hết, khi làm chủ được công việc mình đảm đương, chắc chắn bạn còn có thêm mối lợi khác là khiến cho đồng nghiệp, đồng đội thêm phần tin tưởng bạn hơn rất nhiều. Nghe chừng như việc làm chủ công việc của cá nhân có vẻ mang tính một chiều, hoặc nó là điều quá đơn giản hay hiển nhiên phải thực hiện. Tuy nhiên sẽ không thừa khi bạn xác định lại vấn đề này một cách chắc chắn. Nó mang lại lợi ích hai chiều chứ không hẳn chỉ có một chiều như bạn từng nghĩ. 

3. Công nhận và tôn trọng giá trị của người khác


Đây là một trong những nguyên tắc khó thực hiện nhất. Bởi lẽ thường, ai cũng muốn mình là giỏi nhất. Có điều, thực tế không phải như vậy, bạn giỏi chuyên môn của mình, thì đồng nghiệp hay đồng đội của bạn cũng giỏi chuyên môn của họ. Bạn chỉ có thể kết hợp làm việc cùng người khác, khi bạn thừa nhận khả năng của các thành viên còn lại và tôn trọng khả năng đó, bởi đó là giá trị của họ. Không có sự công nhận và tôn trọng này, các thành viên không chỉ khó hòa hợp, mà còn dễ tranh cãi không cần thiết và đẩy công việc cũng như mối quan hệ đi vào những tình huống khó khăn. 

4. Có khả năng phê bình và tiếp nhận phê bình theo hướng tích cực


Xem thêm bài viết liên quan: Biết phản biện và tôn trọng phản biện

Chúng ta có thói quen hay phê bình người khác, bất kể sự phê bình đó có hợp lý hay không. Đôi khi không vừa mắt vừa ý, là chúng ta đã có thể vội vã quy kết chủ quan công việc, khả năng, ý tưởng,…của một ai đó theo chiều hướng không tốt. Nếu vẫn giữ thói quen hay cách hành xử, lối tư duy này, tinh thần đội nhóm khó mà tồn tại. Muốn phê bình ai đó, bạn phải có khả năng phê bình thật sự. Ít nhất, sự phê bình phải là chính xác và khách quan. Đồng thời, bạn cũng phải hiểu, bạn có khả năng phê bình được, thì bạn cũng phải có khả năng chấp nhận lời phê bình của đồng nghiệp hay đồng đội. Lời phê bình luôn có tác dụng riêng của nó, bởi nó có thể giúp bạn nhận diện chính xác hơn về người khác, hay thái độ của họ với bạn, để dễ dàng đối ứng trong công việc hơn. Hơn nữa, cái lợi của những lời phê bình tích cực, chính xác và phù hợp, luôn giúp cải thiện được công việc, tình thế, thậm chí còn có tác động phần nào đó đến hành vi, nhận thức và cả thói quen của con người. Vậy, phê bình cũng rất có lợi đó chứ! 

Chia sẻ là nguyên tắc cần nhớ khi làm việc theo nhóm
Khi thực hiện công việc, việc chia sẻ cũng sẽ giảm bớt áp lực, mà lại tăng hiệu quả.

5. Chia sẻ


Chia sẻ là một yếu tố rất quan trọng trong việc làm việc chung giữa nhiều cá thể. Sự chia sẻ ở đây có thể là chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, chung vai thực hiện công việc, cũng như mục tiêu. Nếu bạn đang nghĩ chia sẻ với đồng đội của mình, sẽ chịu thiệt thòi hay dễ bị xâm phạm hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi, thì nên bỏ ngay ý nghĩ đó càng sớm càng tốt. Trong làm việc đội nhóm, khi chia sẻ, ý tưởng sẽ được gợi mở phong phú đa dạng hơn và ít nhất là nhân đôi. Khi thực hiện công việc, việc chia sẻ cũng sẽ giảm bớt áp lực, mà lại tăng hiệu quả. Và quan trọng là, bạn kiểm soát được công việc của mình, tin tưởng đồng đội, thì sự chia sẻ này chỉ dẫn đến hoàn thành mục tiêu nhanh chóng, chứ không bị xâm phạm hoặc ảnh hưởng quyền lợi. 

6. Hoàn thành đúng trách nhiệm


Khi làm việc chung cùng nhau, ai cũng có phần trách nhiệm của mình. Bạn biết trách nhiệm của bạn ở đâu, cần hoàn thành đúng nó như thế nào và cố gắng hoàn thiện, đồng đội của bạn cũng vậy, hẳn là công việc sẽ trở nên rất suôn sẻ. Mỗi người đều biết trách nhiệm rõ ràng và nỗ lực hoàn thành nó, sẽ giúp công việc chung được cân đối, cũng như trách nhiệm của người này lẫn người kia không chồng chéo, hay lệch cán cân, và áp lực không rơi nhiều hơn vào nơi một thành viên nào cả. Làm được như thế, chắc chắn mọi thứ sẽ tốt hơn rất nhiều. 

7. Giao tiếp

Xem bài: Games Team Building tăng khả năng giao tiếp trong nhóm để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của giao tiếp.
Công việc khác với phạm trù tình cảm hay mối quan hệ xã hội trong cuộc sống của chúng ta ở chỗ, nó luôn được phác thảo, bàn luận và có quá trình thực hiện rõ ràng. Công việc luôn là một đối tượng thực thể, hiện hữu khá rõ, do đó, cần thiết phải có giao tiếp và trao đổi. Đồng đội của bạn không thể đoán hay tin vào thần giao cách cảm, để biết việc bạn đang làm hay dự định, kế hoạch bạn đã, đang hay sẽ làm hoặc ý tưởng bạn muốn đóng góp thực hiện cho công việc. Tất cả đều phải được đưa ra trao đổi cụ thể bằng giao tiếp rất cụ thể. 

8. Nhận biết khả năng của người khác


Nếu bạn giỏi ở một lĩnh vực nào đó có lợi cho công việc, thì bạn cũng nên tin rằng người khác cũng giỏi điều gì đó khác sẽ có ích cho công việc. Khi bạn tin được điều đó, dành thời gian để xem xét khả năng của đồng đội xung quanh, hiển nhiên là bạn xác định được chính xác khả năng đó có lợi cụ thể cho công việc thế nào. Một người chắc chắn không khi nào giỏi tất cả mọi lĩnh vực, mọi thứ. Tài năng của họ ngoài chuyên môn còn ở chỗ, nhận ra, tận dụng và sử dụng đúng tài năng của đồng đội cho công việc chung. Điều này, chắc chắn sẽ giúp cho công việc được hoàn thiện một cách xuất sắc và trọn vẹn. Thêm vào đó, nó còn nâng cao giá trị bản thân cá nhân, tạo được sự tin tưởng từ người khác, củng cố tinh thần đồng đội, làm cho tinh thần đồng đội thêm vững mạnh hơn. 

Hỗ trợ lẫn nhau là yếu tố không thể thiếu khi làm việc nhóm.
Bạn không nên chần chừ khi cần hỗ trợ đồng đội của mình.

9. Luôn sẵn sàng hỗ trợ 


Một trong những nguyên nhân dễ mang đến sự thất bại nhất cho những người làm việc theo đội nhóm là không hỗ trợ đồng đội. Sự không hỗ trợ khi cần thiết này như một lực vô hình khiến mối liên kết trong một đội dễ bị rạn nứt. Vì thế, đã làm việc cùng nhau, bạn không nên chần chừ khi cần hỗ trợ đồng đội của mình. Để hỗ trợ được, thì rất cần bạn phải phá bỏ định kiến, ganh tị, đố kị, hay tin vào tin đồn. Nếu không thì bạn không bao giờ thực hiện thành công nguyên tắc này. 

10. Phân chia nhiệm vụ


Khi có một kế hoạch hay nhiệm vụ công việc theo yêu cầu nào đó, bạn phải hiểu rằng chia đều nhiệm vụ cho mỗi cá nhân là rất cần thiết. Tùy từng vị trí hay khả năng, mỗi thành viên cần nhận nhiệm vụ tương ứng và bảo đảm cân bằng với nhiệm vụ của những thành viên còn lại. Bạn cũng phải tuân thủ nguyên tắc này, nếu không muốn công việc trở nên lộn xộn, sẽ chẳng đảm bảo cho việc cộng tác thành công được. 

Trong đời sống công việc ở thời hiện đại, cũng như việc quản trị nhân sự  “làm việc nhóm” là một yêu cầu nhất thiết phải được thực hiện. Điều này bạn sẽ thấy khá rõ khi mới khởi đầu bằng vài thao tác tìm việc lúc vừa ra trường hay khi đã đi làm. Có một thực tế là, hầu như ai cũng nhấn mạnh mình có tinh thần làm việc đội nhóm, thế nhưng, việc chúng ta hiểu “tinh thần” làm việc theo đội là như thế nào và đi đến đâu, lại hoàn toàn là một chuyện rất khác. Chứng minh cho điều này, không khó tìm những chứng cứ thật là có khá nhiều nhân viên thất bại khi cùng cộng tác làm việc trong đội nhóm ở các công ty. Sự thất bại này là bởi, khái niệm làm việc nhóm với nhiều người thực sự không rõ ràng, hoặc người ta biết nhưng không áp dụng được hay không áp dụng triệt để trong công việc. Vì thế, để chắc chắn bạn hiểu yếu tố làm việc đội nhóm, hay chắc chắn mình có tinh thần làm việc đội nhóm, thì bạn nên thuộc lòng và thực hiện được những nguyên tắc vàng như trên.

Lê Trang và Vietnamteamwork.

7/14/15

Lãnh đạo trong tổ chức, sự ảnh hưởng là nguồn gốc của quyền lực

Những nghiên cứu đầu tiên về lãnh đạo trong tổ chức cho rằng, người có quyền lực sẽ có sự ảnh hưởng tới người khác. Nhưng dần dần, càng về sau này, một số nghiên cứu chống lại quan điểm trên. Một số người cho rằng, quyền lực và sự ảnh hưởng là giống nhau. Tức là, bạn có quyền lực, tức là bạn có sự ảnh hưởng và ngược lại, khi bạn có sự ảnh hưởng, bạn có quyền lực trong tổ chức.

Sự ảnh hưởng là nguồn gốc của quyền lực

Có nhiều cách để tạo ra sự ảnh hưởng và cũng có rất nhiều loại quyền lực mà mỗi sự ảnh hưởng của nó tới nhân viên dưới quyền khác nhau. Mô hình dới đây sẽ cho bạn thấy quyền lực của một người lãnh đạo không tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ và hành vi của đối tượng.

Mô hình sự ảnh hưởng quyền lực đến thái độ và hành vi.
Nguồn: goldenteambuilding.com
Trong mô hình trên, sự ảnh hưởng của người lãnh đạo tác động trực tiếp tới những Mong muốn trung gian, tức là hành vi và thái độ của đối tượng. Cũng chính là những người sẽ đóng góp và công hiến cho tổ chức. Từ đó, mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào vị trí quyền lực của người đó (quyền lực cá nhân hay quyền lực vị trí). Các mong muốn trung gian sẽ ảnh hưởng tới mong muốn cuối cùng. Đồng thời mong muốn cuối cùng này sẽ làm tăng hoặc giảm quyền cá nhân và quyền vị trí của người lãnh đạo.

Những hành vi ảnh hưởng của người lãnh đạo sẽ tạo tiền đề cho một chiến lược ảnh hưởng. Thứ nhất, sự ảnh hưởng của người lãnh đạo sẽ xác định tình huống một cách chính xác và tạo ra giải pháp phù hợp. Thứ hai, sự ảnh hưởng cho phép xác định tính khéo léo của người lãnh đạo khi thực hiện giải pháp mình chọn.

Xem thêm bài: Nguyên tắc lãnh đạo đồng cấp

Như vậy, quyền lực tự nó không thể hiện sự thành công trong hoạt động của người lãnh đạo. Sự thành công trong hoạt động lãnh đạo của tổ chức phụ thuộc rất lớn vào hành vi của người lãnh đạo trong điều kiện cụ thể. Điều này có nghĩa là hiểu biết và khéo léo trong các chiến lược ảnh hưởng có ý nghĩa to lớn cho sự thành công của mỗi người lãnh đạo và của tổ chức nói chung.

Trên thực tế, có những người không nhận thức được tầm quan trọng của sự ảnh hưởng khi họ cần truyền đạt, quản lí điều họ muốn. Không quan tâm tới con người có quyền lực chính thức hay không, tất cả chúng ta đều sử dụng sự ảnh hưởng nhất định của mình để đạt mục đích mình cần. Điều này cho thấy, sự ảnh hưởng tới trước và có tầm quan trọng hơn vị trí quyền lực thực tế mà người khác giao cho bạn.

SỰ ẢNH HƯỞNG TỪ SỰ THÂN THIỆN


Hãy để người xung quanh biết rằng bạn là “một người tốt”. Trong xã hội của các nước Á đông, với nền văn hóa cộng đồng, các doanh nghiệp tại nước ta nói chung và tính cách của con người nói riệng, ở tổ chức có sự phân cấp rất cao, sự ảnh hưởng dựa trên tính Thân Thiện được nhiều người áp dụng. Để tạo ra sự ảnh hưởng này, đôi khi bạn phải làm cho người xung thấy chính họ là người quan trọng. Bạn nên hành động một cách khiên tốn và công nhận tài năng của người khác. Là một người quản lí, bạn nên chờ đợi đúng lúc để nêu ra vấn đề, thông cảm đối với những khó khăn và vấn đề mà người khác gặp phải. Để tạo sự ảnh hưởng thân thiện, người lãnh đạo phải có kĩ năng tạo mối quan hệ tốt, luôn nhạy cảm, biết lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của người khác.

Ảnh hưởng từ sự thân thiện.
Nguồn: freepik.com

SỰ ẢNH HƯỞNG KHI BIẾT LIÊN MINH


Người lãnh đạo biết sử dụng sự ảnh hưởng bằng cách liên minh để nhận được sự hỗ trợ, sẽ mang về cho mình một thế lực mạnh mẽ. Một trong những nơi hiệu quả nhất cho việc sử dụng chiến lược này là tại các cuộc họp chính thức của cơ quan nơi những vẫn đề được ghi nhận một cách chính thức. Bằng việc đưa ra vấn đề, người lãnh đạo có thể làm giảm quyền lực của cấp cao hơn nếu vấn đề nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ bởi các thành viên khác. Tất nhiên, người lãnh đạo cũng có thể giảm cơ hội thất bại bằng việc đạt được sự ủng hộ phi chính thức trước cuộc họp. Nếu quyết định đạt được nó sẽ trở nên rất khó khăn cho những ai muốn thay đổi.

Liên quan đến chính những nguồn gốc của quyền lực. Nếu một người chỉ có khả năng sử dụng quyền lực một cách cứng nhắc thì người đó có xu hướng tự bó hẹp chính quyền tự do và sức ảnh hưởng rộng lớn của mình. Nếu người lãnh đạo hiểu rõ về nguồn gốc phát sinh quyền lực của mình từ đâu, họ sẽ có sức mạnh đầy đủ và rộng rãi về khả năng lựa chọn, lãnh đạo, giải quyết vấn đề của chính mình nói riêng và cả tổ chức nói chung.

Lê Trang và Vietnamteamwork

Lãnh đạo trong tổ chức, sự ảnh hưởng là nguồn gốc của quyền lực

Những nghiên cứu đầu tiên về lãnh đạo trong tổ chức cho rằng, người có quyền lực sẽ có sự ảnh hưởng tới người khác. Nhưng dần dần, càng về sau này, một số nghiên cứu chống lại quan điểm trên. Một số người cho rằng, quyền lực và sự ảnh hưởng là giống nhau. Tức là, bạn có quyền lực, tức là bạn có sự ảnh hưởng và ngược lại, khi bạn có sự ảnh hưởng, bạn có quyền lực trong tổ chức.

Sự ảnh hưởng là nguồn gốc của quyền lực

Có nhiều cách để tạo ra sự ảnh hưởng và cũng có rất nhiều loại quyền lực mà mỗi sự ảnh hưởng của nó tới nhân viên dưới quyền khác nhau. Mô hình dới đây sẽ cho bạn thấy quyền lực của một người lãnh đạo không tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ và hành vi của đối tượng.

Mô hình sự ảnh hưởng quyền lực đến thái độ và hành vi.
Nguồn: goldenteambuilding.com
Trong mô hình trên, sự ảnh hưởng của người lãnh đạo tác động trực tiếp tới những Mong muốn trung gian, tức là hành vi và thái độ của đối tượng. Cũng chính là những người sẽ đóng góp và công hiến cho tổ chức. Từ đó, mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào vị trí quyền lực của người đó (quyền lực cá nhân hay quyền lực vị trí). Các mong muốn trung gian sẽ ảnh hưởng tới mong muốn cuối cùng. Đồng thời mong muốn cuối cùng này sẽ làm tăng hoặc giảm quyền cá nhân và quyền vị trí của người lãnh đạo.

Những hành vi ảnh hưởng của người lãnh đạo sẽ tạo tiền đề cho một chiến lược ảnh hưởng. Thứ nhất, sự ảnh hưởng của người lãnh đạo sẽ xác định tình huống một cách chính xác và tạo ra giải pháp phù hợp. Thứ hai, sự ảnh hưởng cho phép xác định tính khéo léo của người lãnh đạo khi thực hiện giải pháp mình chọn.

Xem thêm bài: Nguyên tắc lãnh đạo đồng cấp

Như vậy, quyền lực tự nó không thể hiện sự thành công trong hoạt động của người lãnh đạo. Sự thành công trong hoạt động lãnh đạo của tổ chức phụ thuộc rất lớn vào hành vi của người lãnh đạo trong điều kiện cụ thể. Điều này có nghĩa là hiểu biết và khéo léo trong các chiến lược ảnh hưởng có ý nghĩa to lớn cho sự thành công của mỗi người lãnh đạo và của tổ chức nói chung.

Trên thực tế, có những người không nhận thức được tầm quan trọng của sự ảnh hưởng khi họ cần truyền đạt, quản lí điều họ muốn. Không quan tâm tới con người có quyền lực chính thức hay không, tất cả chúng ta đều sử dụng sự ảnh hưởng nhất định của mình để đạt mục đích mình cần. Điều này cho thấy, sự ảnh hưởng tới trước và có tầm quan trọng hơn vị trí quyền lực thực tế mà người khác giao cho bạn.

SỰ ẢNH HƯỞNG TỪ SỰ THÂN THIỆN


Hãy để người xung quanh biết rằng bạn là “một người tốt”. Trong xã hội của các nước Á đông, với nền văn hóa cộng đồng, các doanh nghiệp tại nước ta nói chung và tính cách của con người nói riệng, ở tổ chức có sự phân cấp rất cao, sự ảnh hưởng dựa trên tính Thân Thiện được nhiều người áp dụng. Để tạo ra sự ảnh hưởng này, đôi khi bạn phải làm cho người xung thấy chính họ là người quan trọng. Bạn nên hành động một cách khiên tốn và công nhận tài năng của người khác. Là một người quản lí, bạn nên chờ đợi đúng lúc để nêu ra vấn đề, thông cảm đối với những khó khăn và vấn đề mà người khác gặp phải. Để tạo sự ảnh hưởng thân thiện, người lãnh đạo phải có kĩ năng tạo mối quan hệ tốt, luôn nhạy cảm, biết lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của người khác.

Ảnh hưởng từ sự thân thiện.
Nguồn: freepik.com

SỰ ẢNH HƯỞNG KHI BIẾT LIÊN MINH


Người lãnh đạo biết sử dụng sự ảnh hưởng bằng cách liên minh để nhận được sự hỗ trợ, sẽ mang về cho mình một thế lực mạnh mẽ. Một trong những nơi hiệu quả nhất cho việc sử dụng chiến lược này là tại các cuộc họp chính thức của cơ quan nơi những vẫn đề được ghi nhận một cách chính thức. Bằng việc đưa ra vấn đề, người lãnh đạo có thể làm giảm quyền lực của cấp cao hơn nếu vấn đề nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ bởi các thành viên khác. Tất nhiên, người lãnh đạo cũng có thể giảm cơ hội thất bại bằng việc đạt được sự ủng hộ phi chính thức trước cuộc họp. Nếu quyết định đạt được nó sẽ trở nên rất khó khăn cho những ai muốn thay đổi.

Liên quan đến chính những nguồn gốc của quyền lực. Nếu một người chỉ có khả năng sử dụng quyền lực một cách cứng nhắc thì người đó có xu hướng tự bó hẹp chính quyền tự do và sức ảnh hưởng rộng lớn của mình. Nếu người lãnh đạo hiểu rõ về nguồn gốc phát sinh quyền lực của mình từ đâu, họ sẽ có sức mạnh đầy đủ và rộng rãi về khả năng lựa chọn, lãnh đạo, giải quyết vấn đề của chính mình nói riêng và cả tổ chức nói chung.

Lê Trang và Vietnamteamwork
    Logo Vietnam Teamwork

    Việt Nam Teamwork là một blog chia sẻ, chúng tôi hy vọng sẽ mang lại cho các bạn một cái nhìn mới mẻ về công cụ team building, một trong những phương pháp hiệu quả nhất để quản lý và phát triển sức mạnh nhân sự trong tổ chức của mình.


    Protected by Copyscape Duplicate Content Detection Software
    DMCA.com Protection Status
    Viet Nam Teamwork là sản phẩm của Golden Team Media trực thuộc Golden Team Building.