10/16/15

[Games] Team Building chìa khóa cho người quản lý - Nón Chuyền Nước

[Game] Team Building giúp chọn Người Hướng Dẫn - Nón Chuyền Nước

Hình ảnh này là trò chơi “HAT & WATER”, nói một cách đơn giản là người chơi có nhiệm vụ dùng NÓN để vận chuyển và CHUYỀN nước cho người khác thông qua sự HƯỚNG DẪN của người khác!

Trong quá trình tổ chức games này, từ người chơi, người tổ chức, người quan sát… đều có những ý kiến, nhận định và đánh giá khác nhau! Song tựu chung lại, tất cả đều thống nhất, nhân vật quan trọng nhất trong games team building nón chuyền nước này là NGƯỜI HƯỚNG DẪN.

Trong đời sống doanh nghiệp và công việc, chức danh người hướng dẫn không còn xa lạ, chúng ta thường gọi họ là “người kèm việc” hay nói một cách mộc mạc hơn là người “cầm tay chỉ việc”. Người Hướng dẫn có thể là sếp, có thể là cán bộ phòng nhận sự, đào tạo, cũng có thể là đồng nghiệp… vậy nên ai cũng có thể là người sắm vai trò này. Từ đơn giản như chỉ ai đó cách photo giấy tờ, dán một tờ thông báo cho đúng cách, viết một email cảm ơn chuyên nghiệp, thậm chí là vỗ tay khi có ai đó phát biểu… đến những việc có vẻ phức tạp hơn như tạo một bảng tính, soạn báo cáo, lập kế hoạch… đến đây chúng ta có thể hình dung người chỉ dẫn qua ba yêu cầu sau; đã từng làm công việc đó – thuần thục cách thực hiện – có khả năng diễn đạt. Trên thực tế, vai trò của người hướng dẫn là cực quan trọng, thứ nhất họ giúp người được chỉ dẫn nhanh chong biết thực hiện công việc, thứ hai qua đó giúp tăng hiệu quả vận hành của tổ chức và thứ ba góp phần tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp

[Game] Team Building giúp chọn Người Hướng Dẫn - Nón Chuyền Nước

Song thực tế, chúng ta thường thấy các tổ chức ít coi trọng công việc này hoặc triển khai thiếu bài bản. Tư duy tôi trả lương cho anh thì anh phải biết làm việc là một sai lầm cố hữu. Thường xuất phát từ việc chúng ta biết nên chúng ta tưởng hoặc yêu cầu người khác cũng phải biết như mình. Thực tế là ai cũng từng có ngày đầu đi làm, lần đầu làm một công việc mới… và trong những trường hợp tương tự chúng ta gặp không ít khó khăn cho những lần đầu đó! Và lúc này vai trò của người hướng dẫn cần được phát huy tối ưu!

Một người ở vị trí nào cũng có thể trở thành người hướng dẫn, tuy nhiên không nên đánh đồng là ai cũng có thể trở thành người giỏi công việc này, dưới đây là cách để chọn người chỉ dẫn tốt nhất trong tổ chức;

I. Chọn người: 


  1. Người có nhiều kinh nghiệm; đơn giản bởi người đã kinh qua công việc nào đó trong một khoản thời gian đủ dài, khi đó họ sẽ đúc kết quý báu, có đầy đủ kỹ năng và quan trong hơn có đủ thông tin để chia sẻ với người khác.
  2. Người có xu hướng thích giúp người khác phát triển; biết và hiểu đơn giản là thông tin, làm sao truyền tải cho người nhận một cách tốt nhất lại là vấn đề khác, vài trò này cần một người có thiên hướng, sở thích chia sẻ những điều mình biết cho người khác, nếu hành động đó được thực hiện do tự nguyện thì sẽ hiệu quả hơn bắt buộc.
  3. Người có khả năng diễn đạt; có thông tin và sẵn sàng chia sẻ nhưng cách diễn đạt không phù hợp sẽ làm sứ mệnh hướng dẫn mất đi tính hiểu quả, đây là một loại kỹ năng đặc biệt, có thể do thiên bẩm song cơ bản là có thể tập luyện được.


II. Sáu yêu cầu khi hướng dẫn 


6 yêu cầu khi hướng dẫn chơi game Team Building giúp chọn Người Hướng Dẫn - Nón Chuyền Nước

  1. Nói rõ yêu cầu của công việc; thời gian, chất lượng, cũng như những lưu ý đặc biệt cho người được chỉ dẫn – người được chỉ dẫn họ cần biết những thông tin này tự điều chỉnh, để phấn đấu và kiểm soát quá trình làm việc của bản thân.
  2. Làm mẫu một hoặc vài lần; bạn nên kết hợp giữa thực hiện và diện tả, các tốt nhất là chia nhỏ công việc ra từng bước, đầu tiên chúng ta làm thế này… bươc thứ hai chúng ta làm thế này… cách này giúp người nghe dễ quan sát, tập trung cao và ghi nhớ hiệu quả.
  3. Đặt câu hỏi review; bạn cần chắc chắn rằng người được hướng dẫn đã nghe đủ và đúng thông tin mà bạn truyền tải, cách tốt nhất là đặt ra những câu hỏi – công việc này có mấy bước? bước nào là quan trọng nhất?... đây là cách để giúp người nghe ghi nhớ sâu hơn những kiến thức đã nhận được trước đó.
  4. Làm thử và quan sát; cách này giúp người được chỉ dẫn yên tâm khi lần đầu tự tay thực hiện công việc. Trong lúc quan sát nếu phát hiện sai sót hãy khéo léo dựng lại, đặt một câu hỏi – em thấy chỗ này ổn không?... hãy cố trở thành điểm tựa cho họ trong giai đoạn này.
  5. Kiểm tra kết quả; khi bạn nhận được kết quả công việc từ người được chỉ dẫn, hãy trân trọng nó như chính sản phẩm do bạn làm ra, khen ngợi và động viên nhiều hơn là phán xét.
  6. Thái độ khi thực hiện: nhẹ nhàng nhưng dút khoát – để tránh người được chỉ dẫn ức chế, dứt khoát sẽ giúp người đươc chỉ dẫn hiểu đúng các nội dung hướng dẫn, không bị tình trạng lơ mơ thiếu nhất quán.

Xem video game nón chuyền nước:

Quay lại với Games này, khi tham gia trò chơi các team thường gặp các vấn đề sau;

Chọn người hướng dẫn không phù hợp; do đánh gia không đúng vai trò của người hướng dẫn nên các team thường chọn những người đại loại là “yếu” nhất team và xem đó là vị trí thừa, không thật cần thiết.

Cách diễn đạt không mạch lạc, thái độ thiếu thiện chí; chúng ta nên biết, người mới cũng như người chơi họ đang trong tâm trạng rối bời, và thời gian trò chơi cũng như làm việc không cho phép chúng ta dông dài hay thái độ gây ức chế.

Thiếu sự dứt khoát trong hướng dẫn; trong games này người hướn hẫn cần đưa ra các chỉ dẫn mang tính mệnh lệnh - bước tớ một bước, qua trái 2 bước, cúi thấp một chút, truyền nước 1,2,3 truyền…

Hòn Tằm - Nha Trang, tháng 10 năm 2015.
Teamwork Trainer - Reporter Hoàng.

[Games] Team Building chìa khóa cho người quản lý - Nón Chuyền Nước

[Game] Team Building giúp chọn Người Hướng Dẫn - Nón Chuyền Nước

Hình ảnh này là trò chơi “HAT & WATER”, nói một cách đơn giản là người chơi có nhiệm vụ dùng NÓN để vận chuyển và CHUYỀN nước cho người khác thông qua sự HƯỚNG DẪN của người khác!

Trong quá trình tổ chức games này, từ người chơi, người tổ chức, người quan sát… đều có những ý kiến, nhận định và đánh giá khác nhau! Song tựu chung lại, tất cả đều thống nhất, nhân vật quan trọng nhất trong games team building nón chuyền nước này là NGƯỜI HƯỚNG DẪN.

Trong đời sống doanh nghiệp và công việc, chức danh người hướng dẫn không còn xa lạ, chúng ta thường gọi họ là “người kèm việc” hay nói một cách mộc mạc hơn là người “cầm tay chỉ việc”. Người Hướng dẫn có thể là sếp, có thể là cán bộ phòng nhận sự, đào tạo, cũng có thể là đồng nghiệp… vậy nên ai cũng có thể là người sắm vai trò này. Từ đơn giản như chỉ ai đó cách photo giấy tờ, dán một tờ thông báo cho đúng cách, viết một email cảm ơn chuyên nghiệp, thậm chí là vỗ tay khi có ai đó phát biểu… đến những việc có vẻ phức tạp hơn như tạo một bảng tính, soạn báo cáo, lập kế hoạch… đến đây chúng ta có thể hình dung người chỉ dẫn qua ba yêu cầu sau; đã từng làm công việc đó – thuần thục cách thực hiện – có khả năng diễn đạt. Trên thực tế, vai trò của người hướng dẫn là cực quan trọng, thứ nhất họ giúp người được chỉ dẫn nhanh chong biết thực hiện công việc, thứ hai qua đó giúp tăng hiệu quả vận hành của tổ chức và thứ ba góp phần tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp

[Game] Team Building giúp chọn Người Hướng Dẫn - Nón Chuyền Nước

Song thực tế, chúng ta thường thấy các tổ chức ít coi trọng công việc này hoặc triển khai thiếu bài bản. Tư duy tôi trả lương cho anh thì anh phải biết làm việc là một sai lầm cố hữu. Thường xuất phát từ việc chúng ta biết nên chúng ta tưởng hoặc yêu cầu người khác cũng phải biết như mình. Thực tế là ai cũng từng có ngày đầu đi làm, lần đầu làm một công việc mới… và trong những trường hợp tương tự chúng ta gặp không ít khó khăn cho những lần đầu đó! Và lúc này vai trò của người hướng dẫn cần được phát huy tối ưu!

Một người ở vị trí nào cũng có thể trở thành người hướng dẫn, tuy nhiên không nên đánh đồng là ai cũng có thể trở thành người giỏi công việc này, dưới đây là cách để chọn người chỉ dẫn tốt nhất trong tổ chức;

I. Chọn người: 


  1. Người có nhiều kinh nghiệm; đơn giản bởi người đã kinh qua công việc nào đó trong một khoản thời gian đủ dài, khi đó họ sẽ đúc kết quý báu, có đầy đủ kỹ năng và quan trong hơn có đủ thông tin để chia sẻ với người khác.
  2. Người có xu hướng thích giúp người khác phát triển; biết và hiểu đơn giản là thông tin, làm sao truyền tải cho người nhận một cách tốt nhất lại là vấn đề khác, vài trò này cần một người có thiên hướng, sở thích chia sẻ những điều mình biết cho người khác, nếu hành động đó được thực hiện do tự nguyện thì sẽ hiệu quả hơn bắt buộc.
  3. Người có khả năng diễn đạt; có thông tin và sẵn sàng chia sẻ nhưng cách diễn đạt không phù hợp sẽ làm sứ mệnh hướng dẫn mất đi tính hiểu quả, đây là một loại kỹ năng đặc biệt, có thể do thiên bẩm song cơ bản là có thể tập luyện được.


II. Sáu yêu cầu khi hướng dẫn 


6 yêu cầu khi hướng dẫn chơi game Team Building giúp chọn Người Hướng Dẫn - Nón Chuyền Nước

  1. Nói rõ yêu cầu của công việc; thời gian, chất lượng, cũng như những lưu ý đặc biệt cho người được chỉ dẫn – người được chỉ dẫn họ cần biết những thông tin này tự điều chỉnh, để phấn đấu và kiểm soát quá trình làm việc của bản thân.
  2. Làm mẫu một hoặc vài lần; bạn nên kết hợp giữa thực hiện và diện tả, các tốt nhất là chia nhỏ công việc ra từng bước, đầu tiên chúng ta làm thế này… bươc thứ hai chúng ta làm thế này… cách này giúp người nghe dễ quan sát, tập trung cao và ghi nhớ hiệu quả.
  3. Đặt câu hỏi review; bạn cần chắc chắn rằng người được hướng dẫn đã nghe đủ và đúng thông tin mà bạn truyền tải, cách tốt nhất là đặt ra những câu hỏi – công việc này có mấy bước? bước nào là quan trọng nhất?... đây là cách để giúp người nghe ghi nhớ sâu hơn những kiến thức đã nhận được trước đó.
  4. Làm thử và quan sát; cách này giúp người được chỉ dẫn yên tâm khi lần đầu tự tay thực hiện công việc. Trong lúc quan sát nếu phát hiện sai sót hãy khéo léo dựng lại, đặt một câu hỏi – em thấy chỗ này ổn không?... hãy cố trở thành điểm tựa cho họ trong giai đoạn này.
  5. Kiểm tra kết quả; khi bạn nhận được kết quả công việc từ người được chỉ dẫn, hãy trân trọng nó như chính sản phẩm do bạn làm ra, khen ngợi và động viên nhiều hơn là phán xét.
  6. Thái độ khi thực hiện: nhẹ nhàng nhưng dút khoát – để tránh người được chỉ dẫn ức chế, dứt khoát sẽ giúp người đươc chỉ dẫn hiểu đúng các nội dung hướng dẫn, không bị tình trạng lơ mơ thiếu nhất quán.

Xem video game nón chuyền nước:

Quay lại với Games này, khi tham gia trò chơi các team thường gặp các vấn đề sau;

Chọn người hướng dẫn không phù hợp; do đánh gia không đúng vai trò của người hướng dẫn nên các team thường chọn những người đại loại là “yếu” nhất team và xem đó là vị trí thừa, không thật cần thiết.

Cách diễn đạt không mạch lạc, thái độ thiếu thiện chí; chúng ta nên biết, người mới cũng như người chơi họ đang trong tâm trạng rối bời, và thời gian trò chơi cũng như làm việc không cho phép chúng ta dông dài hay thái độ gây ức chế.

Thiếu sự dứt khoát trong hướng dẫn; trong games này người hướn hẫn cần đưa ra các chỉ dẫn mang tính mệnh lệnh - bước tớ một bước, qua trái 2 bước, cúi thấp một chút, truyền nước 1,2,3 truyền…

Hòn Tằm - Nha Trang, tháng 10 năm 2015.
Teamwork Trainer - Reporter Hoàng.

    Logo Vietnam Teamwork

    Việt Nam Teamwork là một blog chia sẻ, chúng tôi hy vọng sẽ mang lại cho các bạn một cái nhìn mới mẻ về công cụ team building, một trong những phương pháp hiệu quả nhất để quản lý và phát triển sức mạnh nhân sự trong tổ chức của mình.


    Protected by Copyscape Duplicate Content Detection Software
    DMCA.com Protection Status
    Viet Nam Teamwork là sản phẩm của Golden Team Media trực thuộc Golden Team Building.